Theo các nhà khoa học, mặc dù núi lửa đang âm ỉ có thể góp phần làm tan băng ở hai cực, nhưng núi lửa ở Nam Cực đã tồn tại hàng triệu năm nên tác động, nếu có, là không đáng kể.
Về lý thuyết, khi nhiệt độ nước trên toàn cầu trở nên ấm hơn, nước chảy dưới chỏm băng cũng ấm lên làm tan chảy nó từ bên dưới.
Các nhà khoa học nghiên cứu chủ đề này cho biết biến đổi khí hậu - được thể hiện qua các mô hình khí hậu - là nguyên nhân chính và là mối đe dọa đối với sự tan chảy của dải băng ở Nam Cực.
Đối với hệ thống núi lửa, các nhà khoa học phát hiện khu vực núi lửa lớn nhất trên Trái đất đang ẩn sâu 2km dưới lớp băng bao phủ phần phía tây của Nam Cực.
Một số nhà khoa học cho rằng vùng núi lửa phía tây Nam Cực dày đặc hơn cụm núi lửa nằm dọc bờ biển phía đông châu Phi.
Theo đó, bờ biển phía tây Nam Cực có gần 100 núi lửa, trong khi phía đông châu Phi có hơn 70 núi lửa.
Nam Cực nằm trên mảng kiến tạo khá cố định của riêng mình, nên không có nhiều lo lắng về việc núi lửa gây phá vỡ địa hình.
Mặt khác, không có quá nhiều người định cư ở Nam Cực, vì vậy việc băng tan không có nghĩa là gây nguy hiểm ngay lập tức cho con người.
Tuy nhiên, băng tan ở Nam Cực có thể gây rắc rối cho toàn bộ hành tinh. Các mô hình khí hậu đã dự đoán trong nhiều thập kỷ rằng những người sống ở các cộng đồng ven biển sẽ chứng kiến mực nước dâng cao.
Ngoài ra, băng tan cũng ảnh hưởng nhiều loài động vật khác nhau. Gấu Bắc Cực, hải mã, cáo Bắc Cực, cú tuyết, tuần lộc và một số loài khác phụ thuộc vào mặt đất đóng băng để sinh sống.
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy nhanh chóng cũng giải phóng một lượng lớn khí mêtan vào khí quyển. Khí mêtan là một loại khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Kể từ năm 2002, hai vệ tinh Grace (vệ tinh thí nghiệm khí hậu và xác định lực hấp dẫn) do Mỹ - Đức hợp tác đã ghi nhận sự mất mát nhanh chóng khối lượng băng ở Greenland, với tốc độ xấp xỉ 281 tỉ tấn mỗi năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận