11/01/2019 11:01 GMT+7

Nữ 'kiểm lâm' dưới đáy biển

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Một buổi sáng cuối năm ở Cù Lao Chàm. Mặc trời nổi gió, biển động, rét căm căm nhưng hai cô gái - hai nữ kỹ sư, vẫn quăng mình xuống nước, bắt đầu cho chuyến lặn biển cuối cùng trong năm.

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 1.

Kỹ sư Phương Thảo tỉ mỉ ghép nối các mẩu thực vật biển trong khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Trên bờ nhìn thấy dưới biển trong xanh, cá bơi tung tăng, đủ thứ màu sắc ly kỳ hấp dẫn thì ham lắm nhưng xuống dưới đó lại là một chuyện khác. Nếu tâm lý không vững, thở không đều, thao tác không chuẩn xác thì bất cứ sai sót nào cũng sẽ phải trả giá đắt

Kỹ sư TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

Đó là Trần Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Thúy, hai trẻ tuổi hiếm hoi trong ngành bảo tồn . Hằng ngày hai cô vẫn ngậm vòi oxy, lùng sục xuống đáy biển làm việc như những người đàn ông thực thụ.

Thế giới lung linh dưới đáy biển Cù Lao Chàm và những kỹ sư thầm lặng - Video: LÊ XUÂN ÁI - T.B.DŨNG

Ăn cơm trên bờ, làm việc dưới đáy biển

Cù Lao Chàm là một hòn đảo xinh đẹp nằm ngoài khơi TP Hội An (Quảng Nam), diện tích 15km2, đến nay đã 10 năm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Đảo Cù Lao Chàm được các nhà khoa học, giới bảo tồn đánh giá là hòn đảo đang được giữ tốt nhất trong các cụm đảo nổi giữa biển trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhiều khách du lịch tới Cù Lao Chàm vô cùng thích thú khi tham gia tour lặn đi bộ dưới đáy biển để nhìn ngắm thế giới lung linh kỳ ảo dưới đáy đại dương.

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 4.

Để làm được việc, hai nữ kỹ sư phải lặn xuống đáy biển ở độ sâu hàng chục mét - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Để có một thế giới màu sắc, quây tụ cho cây cối, tôm cá ấy có đóng góp của những kỹ sư trẻ như Phương Thảo, Hồng Thúy.

Công việc của hai kỹ sư này được khoanh vùng loanh quanh trên những dấu chấm đỏ định vị các vị trí bảo tồn san hô, cỏ biển trên bản đồ. Khoảng 15 vị trí như thế nằm rải rác quanh 7 đảo nhỏ và đảo chính ở Cù Lao Chàm.

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 5.

Phương Thảo (ngoài cùng bên phải) và Hồng Thúy (ngoài cùng phía dưới, bên trái) đang chuẩn bị lặn xuống đáy biển - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Thảo làm ở phòng nghiên cứu, còn Hồng Thúy làm việc ở phòng tuần tra. Hai cô gái trẻ, một người vừa qua tuổi 30 còn người kia ở tuổi 25 đều làm việc trên vai trò là kỹ sư bảo tồn của Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Phương Thảo cho biết mỗi ngày cô phải ghi chép, theo dõi, nhập liệu tất cả các chuyển động ở các vị trí thực hiện bảo tồn dưới đáy biển.

Nếu như trên cạn mọi thứ diễn ra dễ dàng thì công việc của Thảo và Thúy lại đầy thử thách và đôi khi đối diện với hiểm nguy: phải đeo bình oxy, những tấm chì nặng hàng chục ký thắt quanh bụng, nhảy tõm xuống đáy biển và di chuyển hàng trăm mét, ở dưới nước hàng giờ đồng hồ.

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 6.

Kỹ sư Phương Thảo lặn xuống đáy biển để thu thập thông tin về hệ sinh thái - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Lặn cùng hai cô kỹ sư trẻ, chúng tôi không thể trụ lâu hơn 15 phút và cũng không thể đi sâu hơn 5m nước dù đã có người trợ giúp. Cảm giác nghẹt thở và sợ hãi khi bạn ở sâu trong lòng biển, quấn quanh mình những lá chì nặng, thở bằng bình hơi.

Khi thấy hai cô gái trẻ, cơ thể mảnh dẻ, tóc rối lên vì ngấm muối biển trồi lên mặt nước với sự bình thản, lạc quan và vui với công việc họ làm thì mới cảm nhận hết rằng sự đam mê sẽ giúp con người ta vượt lên mọi ngăn trở.

Giữ cho đáy biển trong lành

Trần Thị Phương Thảo là thạc sĩ sinh thái học, từng là sinh viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, đi theo đam mê bảo tồn từ thời sinh viên.

Cô bật cười khi được hỏi về chồng con, cô bảo rằng do công việc hằng ngày của cô toàn sống ngoài đảo, ít khi... thấy mặt trên bờ nên bây giờ vẫn chưa lập gia đình.

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 7.

Hồng Thúy ngoi lên mặt nước sau hàng chục phút lặn dưới đáy biển - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Thảo có một tình yêu mãnh liệt với biển. Từ nhỏ cô đã đi ra biển cùng người dân làm cá. Tốt nghiệp đại học, biết Cù Lao Chàm đang cần những kỹ sư năng nổ tham gia hỗ trợ các dự án phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái đảo, Thảo đã vào thử việc.

Tới nay thời gian làm việc của cô tại Cù Lao Chàm đã qua năm thứ 5.

Câu chuyện trở thành kỹ sư lặn biển ở Cù Lao Chàm của Hồng Thúy cũng tương tự. Hai cô gái trẻ tuổi đời khác nhau nhưng đều chung nhau ở đam mê bảo tồn, đam mê thế giới lung linh dưới đáy biển.

Nhiệm vụ theo dõi, vào số liệu, quan sát mọi thay đổi dưới đáy biển tại các bãi san hô, cỏ biển đòi hỏi các kỹ sư phải đi thực tế dưới đáy biển. Dù quanh họ có cả một đội thợ lặn gồm 7 người đàn ông nhưng việc xuống biển theo định kỳ vẫn là công việc bắt buộc.

Công việc của hai kỹ sư này được khoanh vùng loanh quanh trên những dấu chấm đỏ định vị các vị trí bảo tồn san hô, cỏ biển trên bản đồ. Khoảng 15 vị trí như thế nằm rải rác quanh 7 đảo nhỏ và đảo chính ở Cù Lao Chàm.

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 8.

Phương Thảo lặn xuống đáy biển trồng và kiểm tra san hô - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 9.

Những hình ảnh đầy cảm xúc của nữ kỹ sư bảo tồn dưới đáy biển - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Nữ kiểm lâm dưới đáy biển - Ảnh 10.

Trườn mình ghi chép dưới đáy biển - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Công việc của hai kỹ sư này được khoanh vùng loanh quanh trên những dấu chấm đỏ định vị các vị trí bảo tồn san hô, cỏ biển trên bản đồ. Khoảng 15 vị trí như thế nằm rải rác quanh 7 đảo nhỏ và đảo chính ở Cù Lao Chàm.

Ngoài việc theo dõi từng thay đổi dưới đáy biển, công việc chủ yếu của các nữ kỹ sư là cấy ghép san hô, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, hệ thực vật dưới biển. Công việc kế tiếp là đưa các mầm sống này ươm cấy đến nơi khác, kiểu như đi trồng cây.

"Mỗi chuyến lặn như thế thường kéo dài khoảng 1 giờ. Chúng tôi phải làm việc ở đó thông qua ống thở, bình oxy. Mọi thứ diễn ra trong sự lặng im tuyệt đối và những chuyển động lung linh nhưng cũng đầy bất trắc dưới đáy biển.

Làm riết dần rồi quen, giờ lâu lâu mà không được xuống đáy biển là... nhớ" - Thảo cười.

Dọn rác dưới đáy biển

13-1547173195474234157569

Bồn cầu - thứ rác này của con người cũng bị vứt xuống biển, tạo ra những mối nguy khôn lường cho môi trường biển - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Cù Lao Chàm đang phát triển du lịch. Mỗi ngày bình quân 3.000-4.000 khách ra đảo đã gây những áp lực khủng khiếp lên hòn đảo nhỏ này.

Kỹ sư Nguyễn Văn Vũ - phó giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - cho biết nhiều thời điểm tàu thuyền du lịch, canô của các doanh nghiệp bất chấp các quy định, thả neo ngay trên các bãi biển cấm vốn đang được thực hiện các dự án bảo tồn hệ sinh thái biển.

Khách ăn nhậu trên thuyền rồi thải rác xuống khiến đáy biển ngập ngụa túi nilông, vỏ bia, chai nhựa...

Để những rạn san hô, cỏ biển được an toàn và mọc lan rộng ra, các kỹ sư, cán bộ, những thợ lặn biển tại Cù Lao Chàm, trong đó có hai nữ kỹ sư Phương Thảo, Hồng Thúy, lại phải sục bình oxy, mang vợt lặn xuống dọn rác.

San hô được nuôi trồng, sinh sản

9-15471732857141529569324

Một mảng thực vật biển vừa được cấy xuống đại dương - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI

Giai đoạn 2015 - 2018 đã có trên 500 m2 san hô nhân tạo được các kỹ sư, cán bộ bảo tồn cấy thành công và chuyển giao ở Cù Lao Chàm. Đề tài phục hồi san hô cứng cũng đã thực hiện được 2.000 m2 và hai vườn ươm với tổng 2.403 tập đoàn san hô, đạt tỉ lệ sống trên 75% ở vùng phục hồi và đạt trên 95% vùng vườn ươm.

Ngoài ra một vườn ươm cứng, một vườn ươm mềm với 1.200 tập đoàn san hô, tỉ lệ sống đạt 96% cũng đã được các kỹ sư thực hiện.

Đóng góp rất lớn vào những con số này là hàng trăm giờ cầm bình oxy lặn dưới đáy biển của hai nữ kỹ sư Phương Thảo, Hồng Thúy.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp