Thực tế, đã có lần Viola nghĩ rằng mình sẽ trở thành người giúp việc như bà và mẹ.
Người giúp việc - nỗ lực thấu hiểu và đồng cảm
Phóng to |
Cánh tay cuối cùng
“Lớn lên trong nghèo đói và bị phân biệt đối xử, tôi luôn phải che giấu cảm xúc của mình. Nhưng khi đến với diễn xuất, tôi lại được là chính mình” - Viola Davis nói. |
Viola Davis sinh ra ở miền nam Carolina, là con áp út trong gia đình 6 anh chị em. Cha Viola làm nghề huấn luyện ngựa, còn mẹ cô từng làm người giúp việc, sau đó làm công nhân và nội trợ.
Khi Viola mới hai tháng tuổi, gia đình cô chuyển đến Central Falls, Rhode Island (Mỹ), nơi có đến 1/4 người dân sống dưới mức nghèo đói và gia đình Viola cũng không ngoại lệ. Tại đây, Viola Davis đã trải qua thời thơ ấu “nghèo đói và đầy biến động” khi gia đình cô là gia đình da màu đầu tiên ở thành phố này.
Mặc dù khi đó Đạo luật dân quyền đã được thông qua nhưng tình trạng phân biệt đối xử vẫn tồn tại. “Mọi người không bao giờ uống cùng vòi nước mà chúng tôi uống. Họ gọi chúng tôi bằng những từ rất khó nghe” - Viola Davis nhớ lại.
Đến khi xem Cicely Tyson diễn xuất trong bộ phim The autobiography of Miss Jane Pitman (Tiểu sử của Jane Pitman), Viola Davis thốt lên: “Lần đầu tiên có một nữ diễn viên trông rất giống mẹ tôi. Cô ấy cũng là người da đen, có đôi môi dày”. Cũng chính lúc này, Viola Davis xác định rằng diễn xuất sẽ là con đường thoát khỏi đói nghèo.
Duyên nợ với phim ảnh đến với Viola Davis khi cô đang học năm đầu ở trường trung học. Một đại diện từ Trường Neighborhood Playhouse School of Theatre (New York) đã đến thăm lớp học của cô và hỏi rằng có bao nhiêu học sinh muốn trở thành diễn viên. Khi đó, các học sinh đồng loạt giơ tay.
Sau đó, ông đã giải thích những khó khăn mà một diễn viên sẽ gặp phải. Một nửa lớp đã bỏ tay xuống. Ông lại tiếp tục mô tả những vất vả trong cuộc sống của một diễn viên. Rất nhiều cánh tay đã không còn kiên nhẫn. Cuối cùng, chỉ còn duy nhất Viola Davis giơ tay.
Cô dõng dạc giải thích rằng: “Khi bạn không có đủ tiền để mua thức ăn, khi bạn phải sống trong cảnh không có điện, không có lò sưởi, bạn sẽ không còn thấy sợ khi ai đó nói với bạn rằng con đường phía trước sẽ rất khó khăn. Giấc mơ của tôi lớn hơn nỗi sợ hãi”.
Phóng to |
Vai diễn chính là cuộc đời
Viola Davis đã chứng minh lời nói của mình bằng vai diễn đầu tiên trong vở diễn Seven Guitars (7 cây đàn ghita) sản xuất 1994-1995. Với vai diễn này, cô đã giành được đề cử Tony và chiến thắng giải Outer Critics Circle (giải thưởng tôn vinh những thành tựu trong và ngoài Broadway, do các nhà phê bình sân khấu quyết định), mở đường cho vô số vai diễn và những giải thưởng danh giá khác trong lĩnh vực sân khấu.
Jimi Izrael, một nhà báo kiêm giáo sư trợ giảng tại Trường Cuyahoga Community College, nhận xét: “Viola Davis là một diễn viên tài năng. Cô ấy không xinh đẹp nhưng cô ấy đã mở ra một cánh cửa mới, một chuẩn mực mới cho cái đẹp. Nó nằm ở làn da sậm màu, đôi mắt, bờ môi, một vẻ đẹp mới đáng để Hollywood xem xét”. |
Và rồi, cô được mời đọc kịch bản The help, bộ phim dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của Kathryn Stockett. Viola Davis cho biết: “Lúc đó tôi đã rất do dự. Tôi không ngờ cuốn sách này lại do một người phụ nữ da trắng viết nên. Trái tim tôi đã thắt lại. Nhưng cuốn tiểu thuyết của Stockett thật sự đã thuyết phục được tôi với nhân vật Aibileen”.
Để chuẩn bị cho vai diễn này, Viola Davis đã tìm hiểu về Fannie Lou Hamer, một nhà đấu tranh cho nhân quyền, cũng như tìm đến những tài liệu lịch sử để lấy cảm hứng. Và hơn thế, “bộ phim chính là cuộc sống thật của những người phụ nữ da đen ở thời điểm đó, trong đó có bà ngoại tôi”. Viola Davis cho biết cô gần như đã sống lại trong miền ký ức của bà và mẹ với vai Aibileen. “Tôi đã phải dựa vào trí tưởng tượng của mình, vào giấc mơ, vào sự thất bại, vào những gì nhận được và vào sự kiên trì”.
“Niềm vui là một diễn viên là khi câu đố càng hóc búa thì việc chinh phục nó càng mang lại cảm giác hài lòng. Aibileen là một nhât vật đặc biệt, rất dè dặt nhưng lại có nội tâm rất phong phú” - Viola Davis chia sẻ.
Viola cho biết chính vai diễn này đã giúp cô mạnh mẽ hơn rất nhiều. “Tôi đã học được cách làm chủ chính mình, không bao giờ để cuộc sống của mình lệ thuộc vào bất cứ ai”.
The Help với kinh phí vỏn vẹn 25 triệu USD đã thu về hơn 175 triệu USD đồng thời mang đến nhiều giải thưởng danh giá cho Viola Davis trong đó có đề cử Oscar cho và mới đây là giải thưởng của Hiệp hội diễn viên Mỹ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận