29/11/2010 18:35 GMT+7

NSƯT Quyền Văn Minh: Jazz là công việc cuối cùng của đời tôi!

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TTO - Dành gần như trọn cuộc đời mình cho nhạc Jazz, NSƯT Quyền Văn Minh đã và đang nỗ lực làm cho khoảng cách giữa công chúng và Jazz ngày một gần hơn thông qua các ca khúc Việt.

NSƯT Quyền Văn Minh đã nói: Tất cả những gì tôi làm để đặt nền móng cho sự phát triển của Jazz về sau!

RPCJYIwY.jpgPhóng to
NSUT Quyền Văn Minh - Ảnh: Hoàng Điệp

- Một thời gian khá lâu ít thấy ông xuất hiện trong những chương trình lớn?

Tôi đã làm khá nhiều chương trình cho dàn nhạc Bigband và các chương trình Jazz, trong đó tập trung lo cho CLB nhạc Jazz, vừa là chỗ biểu diễn lẫn tập luyện.

Chương trình biểu diễn Quyền Văn Minh và bạn bè với Jazz II ((20g ngày 29-11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội) là thời điểm mà tôi cho rằng đã có được chất lượng tốt và nhạc Jazz cũng đã dần được công chúng tiếp nhận.

Chương trình này đã được nâng lên một bậc so với trước đây, giới thiệu với công chúng việc hòa tấu dàn nhạc quốc tế và nhạc Jazz, đệm và chơi solo cho các ca khúc của Việt Nam.

Quyền Văn Minh và bạn bè với Jazz II gồm những tác phẩm về Hà Nội chuyển soạn cho Jazz: Hà Nội những công trình, Hà Nội chiều nay mưa, Tình yêu Hà Nội, Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội đêm trở gió, Một thoáng Tây Hồ.. với sự tham gia của các nghệ sỹ: Hoàng Xuân Vượng, Quốc Trường, Văn Phú, Mạnh Hùng và các ca sỹ: Tùng Dương, Mai Lan, Như Quỳnh, Minh Biên.

- Tại sao ông lại chọn nhiều ca khúc về Hà Nội cho chương trình lần này?

Năm nay là năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội nên chương trình “Quyền Văn Minh và bạn bè với Jazz” lần thứ 2 sẽ có nhiều hơn những tác phẩm về Hà Nội cùng với những tác phẩm âm nhạc Jazz quốc tế.

Tôi muốn mang đến với công chúng Việt Nam tính đối chứng giữa nhạc Jazz Việt Nam và quốc tế để thay đổi quan niệm Jazz là mơ hồ và khó hiểu. Thực ra Jazz cũng giống các ca khúc Việt Nam, vấn đề là xử lý như thế nào, chuyển hóa ra sao để công chúng nghe mà không bị căng thẳng và tiếp nhận một cách từ từ.

- Anh sẽ chơi kèn trong suốt chương trình chứ?

Tôi tham gia trong vai trò chỉ huy dàn nhạc và solo một số tác phẩm, có thể nói là chiếm thời gian nhiều nhưng còn có rất nhiều người khác cùng chơi Jazz, có ca sỹ, tốp kèn…

- Sau rất nhiều thời gian kiên trì khai phá và giới thiệu Jazz đến công chúng Hà Nội, anh nhận thấy sự đón nhận của công chúng đối với Jazz hiện nay ra sao?

Khoảng cách giữa công chúng và nhạc Jazz đã không còn nhiều nữa nhưng thật khó đưa nó lên đúng vị trí so với những loại hình âm nhạc khác. Muốn Jazz đến được vị trí đỉnh cao cần rất nhiều thời gian. Bằng nhiều cách chúng tôi đang muốn đưa Jazz đến gần gũi với công chúng hơn thông qua các ca khúc đã quen thuộc với họ.

- Công việc mà anh nói làm cho Jazz dễ hiểu hơn thông qua ca khúc có gặp nhiều khó khăn?

Rất vất vả. Vì rất khó cho phối khí. Tinh thần của ca khúc ấy, buộc phải nhìn và không được làm hỏng giai điệu của bài hát. Jazz rất phóng túng, về bản chất, công việc chuyển soạn cho Jazz chỉ cần giữ lại tinh thần của ca khúc ấy thì ở Việt Nam nếu khán giả không nghe thấy cụ thể toàn bộ giai điệu của tác phẩm thì họ nghĩ là người nghệ sỹ chơi sai và làm hỏng. Phải đưa ra cho phù hợp với ca khúc mà lại có tính Jazz.

- Anh có tham vọng sẽ làm một chương trình Jazz tinh túy đúng Jazz chứ không cần thiết phải thông qua một “chất dẫn” là các ca khúc Việt Nam hay không?

Có chứ. Sau chương trình này, tôi sẽ bắt tay vào chương trình Jazz với những tác phẩm âm nhạc dân gian VN sáng tác từ những năm 1993 đến nay phối chuyển soạn cho dàn nhạc Bigband, nếu có ca sĩ họ sẽ hát vocal vì tôi chuyển soạn thành không lời. Chính vocal ấy là ngẫu hứng của Jazz. Dự kiến từ đầu năm 2011 tới tháng 8-2011 sẽ dành thời gian để phối chuyển soạn khoảng 12 tác phẩm: Hội làng, Ngẫu hứng Tây nguyên, Tiếng khèn gọi bạn

- Anh nói nhiều về Bigband, một ban nhạc được thành lập từ cách đây 10 năm và gắn bó với Jazz từ bấy đến nay, phải chăng có gì đặc biệt ở ban nhạc trong sự xuất hiện lần này?

Đúng, Bigband được thành lập từ năm 2000 và đây là dàn nhạc có phiên chế như dàn nhạc quốc tế và là dàn nhạc duy nhất đã biểu diễn, hòa tấu những bản nhạc quốc tế bao gồm 5 kèn Saxophone; 4 kèn Trompet; 4 kèn Trombone và Piano; Bass; trống và bộ gõ phụ..Tôi muốn giới thiệu rộng rãi đến công chúng sự chuyên nghiệp của ban nhạc khi chơi Jazz.

- Không chỉ đầu tư, kiên nhẫn duy trì Jazz mà còn tổ chức những buổi biểu diễn lớn, như vậy có quá sức với anh không?

Có, tuy nhiên cần phải hết sức nỗ lực, mà sự nỗ lực ấy mà tôi đã khẳng định rằng “duy trì và phát triển nhạc Jazz ở Việt Nam là công việc cuối cùng của đời tôi”, nên sẽ dồn hết năng lượng vào sự phát triển này.

- Xin cảm ơn anh.

HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp