Phóng to |
Người dân mắc võng nằm trên những con đường cạnh sông Hàn (Đà Nẵng) tránh nắng nóng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Phóng to |
Bà con xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ra bãi biển chống nóng - Ảnh: Vũ Toàn |
Phóng to |
Hai phụ nữ mặc kín mít để tránh nắng trên đường phố Hà Nội - Ảnh: Q.Thế |
Tại Đà Nẵng, cái nóng như đổ lửa khiến người dân đổ ra các tuyến đường ven sông, công viên và bóng cây xanh để trốn nắng.
Từ 11g-14g trên các tuyến đường trung tâm TP thưa thớt người qua lại. Hai bên bờ sông Hàn, rất nhiều người dân ra ngồi hóng mát dưới các tán cây.
Trên đường Bạch Đằng, nhiều người dân mang võng ra nằm. Ông Lê Văn Huy, một người dân mắc võng ở đây, cho biết: “Nhà tôi lợp tôn, lại thấp quá nên nóng hầm hập không chịu được. Vợ tôi với các cháu kéo nhau đi siêu thị tránh nắng hết cả rồi, tôi rủ mấy ông bạn ra đây vừa nằm vừa chơi cờ, tới chiều thì ra biển tắm”.
Mất điện toàn tỉnh gần một giờ
Sốt hàng giải nhiệt Do thời tiết nắng nóng nên các mặt hàng giải nhiệt đã lên cơn sốt trong những ngày vừa qua. Tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim Hà Nội, khách hàng mua máy điều hòa nhiệt độ ngày 16-5 phải chờ hai ngày nữa mới được lắp đặt, trong khi bình thường sẽ được lắp sau một ngày. Tình cảnh này xuất hiện ở khắp các trung tâm, siêu thị điện máy ở Hà Nội do lượng khách hàng mua quạt máy, quạt thổi hơi nước, điều hòa nhiệt độ tăng khoảng 200% kể từ đầu tuần, là thời điểm bắt đầu đợt nắng nóng này, dẫn đến quá tải thợ lắp đặt. |
Nhiệt độ ở TP Đông Hà (Quảng Trị) ngày 16-5 có lúc lên đến trên 400C. Nắng nóng lại thêm gió Lào thổi mạnh khiến không khí khô hanh khó chịu. Ngồi trong bóng râm hay ngồi trong nhà vẫn không tránh khỏi cái nóng của không khí.
Người dân phải cố thủ trong nhà, vào các siêu thị, ra bờ sông để tránh nóng.
Gió Lào thổi mạnh cũng khiến những cánh đồng vừa thu hoạch xong của các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng trở nên khô khốc.
Tại Quảng Bình, do nắng nóng kinh hoàng, người dân sử dụng điện làm mát đến mức quá tải, toàn tỉnh bị mất điện gần một giờ, từ 13g40-14g35.
Tại Quảng Nam, người dân đổ về các bãi biển, khu du lịch sinh thái như bãi biển Tam Thanh (TP Tam Kỳ), Tam Tiến (huyện Núi Thành), Cửa Đại (TP Hội An), hồ Phú Ninh để trốn nóng.
Chị Nguyễn Thị Khôi, chủ nhà hàng Thắm Khôi (xã Tam Thanh), cho biết mấy ngày gần đây lượng khách đổ về biển Tam Thanh rất đông, tập trung vào những giờ nắng nóng, khoảng 11g-16g mỗi ngày khiến các nhà hàng ở đây chật kín chỗ.
Tại “thủ đô nắng nóng” Hương Khê (Hà Tĩnh), Tương Dương (Nghệ An), nhiệt độ luôn trên 400C cộng với gió phơn tây nam nên cái nắng càng thêm gay gắt.
Theo lãnh đạo địa phương hai huyện này, người chịu trận nhiều nhất trong nắng nóng là bà con nông dân xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân.
Riêng hai trường tiểu học Châu Khê và Cam Lâm, huyện Con Cuông (Nghệ An) nước khan hiếm từ đầu tháng. Phụ huynh chở con đi học phải chở theo từng can nước gửi tại trường để các em sử dụng.
Bệnh nhân tăng đột biến
Nắng nóng cũng làm nhiều trẻ em nhập viện vì các chứng bệnh liên quan. Khoa nhi Bệnh viện Trung ương Huế cho biết nắng nóng khiến bệnh nhi tăng cao, mỗi ngày có 350 trẻ em đến khám và điều trị, tăng 50% so với những ngày trước đó.
Trong khuôn viên các bệnh viện ở Hà Nội đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh bệnh nhân, người nhà vạ vật chống chọi với cái nóng. Mặc dù đã hơn 11g nhưng phòng khám Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn đông nghịt phụ huynh đưa trẻ đến khám.
Dọc hành lang đi lại của các phòng khám, cả người lớn lẫn trẻ em đứng chen chân chờ tới lượt. Ngoài cổng bệnh viện, vì chưa tới giờ vào thăm bệnh nhân, người nhà phải đứng ngồi la liệt dưới tán cây, hàng quán xung quanh bệnh viện chầu chực.
Tình trạng này diễn ra tương tự ở Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân và người nhà ngồi, nằm la liệt tại hành lang, ghế đá, bóng cây, dưới chân cầu thang... để tránh nóng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày khoa tiếp nhận hơn 200 lượt bệnh nhi đến khám nhưng trong những ngày nắng nóng, thời tiết chuyển mùa, số lượng bệnh nhân tăng từ 10-15%, chủ yếu là các bệnh nhân mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp. Đáng lưu ý, những bệnh nhân vào viện chiếm tỉ lệ cao là các trường hợp nguy cấp đã có biến chứng nặng.
Theo dự báo của ông Dũng, số lượng bệnh nhi sẽ bùng phát vào những ngày tiếp theo khi đã qua một thời gian ủ bệnh nhất định.
Tiêu thụ điện tăng 39% so với ngày thường
Theo lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Hà Nội, sản lượng tiêu thụ điện trên địa bàn TP tăng rất nhanh, phụ tải sử dụng điện tăng đột biến.
Ngày 14-5 khi nhiệt độ lên 370C, lượng điện tiêu thụ lên tới 41.509 MWh. Căng thẳng nhất là trong ngày 15-5, khi nắng nóng lên tới 390C, lượng điện tiêu thụ đã tăng đột biến lên 44.200 MWh, tăng 39% so với ngày thường.
Trước thông tin nhiều khu vực ở Hà Nội đã bị cắt điện, mất điện trong những ngày đầu nắng nóng, ông Vũ Quang Hùng - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội - khẳng định hiện tượng mất điện trong ngày nắng nóng chủ yếu là do sự cố, quá tải.
“Hiện nay và trong kế hoạch cấp điện mùa hè 2013, Hà Nội được đảm bảo cấp đủ điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Hà Nội cũng không phải cắt điện vì lý do thiếu điện, tiết giảm điện” - ông Hùng cho biết.
Nắng nóng kéo dài hết tuần Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCHMF) cho biết hôm nay 17-5, nắng nóng diện rộng tiếp tục hoành hành tại miền Trung, miền Bắc với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-38OC, riêng khu vực vùng núi Bắc và Trung Trung bộ nhiều nơi có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 40OC. Nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng bước sang ngày thứ ba là do áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn (gió tây nam khô nóng sau khi vượt dải Trường Sơn) khiến nắng nóng xảy ra trên diện rộng. Cụ thể, trong ngày 16-5 nhiệt độ cao nhất lên tới trên 40OC đã xuất hiện tại Ba Vì (Hà Nội) 40,1OC, Láng (nội thành Hà Nội) 40OC, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 40,2OC, Tương Dương (Nghệ An) 40,5OC, Ba Đồn (Quảng Bình) 40,2OC. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận tại Quỳ Hợp (Nghệ An) là 40,6OC. Ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc NCHMF, cho biết trong ngày 17-5, nắng nóng dịu đi một chút, nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội có thể xuống mức 36-37OC chứ không ở mức 38-40OC như hai ngày qua. Tuy nhiên, đến thứ hai tuần tới nắng nóng mới chấm dứt hẳn khi xuất hiện những đợt mưa thường xuất hiện cuối tháng 5 trong dịp lũ tiểu mãn. Theo ông Hải, so với năm 2010 thì nắng nóng năm nay đến muộn và dự báo sẽ có 5-7 đợt nắng nóng diện rộng. “Tuy nhiên nắng nóng không kéo dài và gay gắt với những giá trị vượt ngưỡng lịch sử trên 40OC ở một số nơi tại Bắc bộ và trên 42OC tại vùng núi Bắc Trung bộ như năm 2010” - ông Hải cho biết. Tuy nhiên, mức nhiệt độ mà NCHMF nêu trên đều được đo trong lều khí tượng (cách mặt đất 1m, không có ánh mặt trời và các nguồn nhiệt khác chiếu vào). Vì vậy nhiệt độ thực tế tại những nơi có nhiều núi đá, đường nhựa, công trình xây dựng bằng bêtông hấp thụ nhiệt và phát xạ vào không khí trong thực tế sẽ cao hơn nhiệt độ dự báo từ 5-7OC. T.PHÙNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận