17/02/2023 18:06 GMT+7

Nông dân ứng dụng blockchain vào đề án xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Ngày 17-2, Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức hội thảo về vai trò của nông dân trong thực hiện nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông dân ứng dụng blockchain vào đề án xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi hội thảo về vai trò của nông dân trong thực hiện nghị quyết 19 - Ảnh: TỐNG DOANH

Phát biểu khai mạc, ông Lê Hùng Cường - phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang - cho rằng nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là bệ đỡ quan trọng giúp kinh tế An Giang vượt qua khó khăn, trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của dịch COVID-19.

"Hội thảo giúp tỉnh An Giang có thêm các tham vấn của các sở ban ngành, nhà khoa học, của nông dân trong quá trình cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của tỉnh trong giai đoạn sắp đến", ông Cường nói.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, như: tầm quan trọng của tri thức hóa và xây dựng năng lực nông dân; vai trò kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế thị trường; vai trò của Liên minh hợp tác xã tỉnh An Giang trong thúc đẩy các hợp tác xã nông nghiệp gắn với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; chuyển đổi số trong nông nghiệp và giải pháp giúp người nông dân chuyển đổi số…

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Phả - chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật An Giang - cho rằng người dân và doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận, muốn giàu cần xây dựng được chuỗi giá trị nông sản chủ lực: gạo, trái cây, rau màu với tiêu chuẩn chất lượng được bảo đảm nghiêm ngặt.

"Thời gian qua chúng ta đã ứng dụng chuyển đổi số Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp: đưa công nghệ IoT cho kỹ thuật ướt khô xen kẽ dùng cảm biến, tiết kiệm nước, giảm ô nhiễm môi trường; sử dụng máy bay không người lái; đưa blockchain vào chuỗi giá trị nông sản để quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, làm nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm", ông Phả nói.

Theo ông Phả, điển hình của tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị áp dụng blockchain trong thời gian tới là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ Nông nghiệpPhát triển nông thôn.

"Tỉnh An Giang đăng ký 200.000ha, yêu cầu lúa được canh tác theo các quy trình sản xuất như VietGAP, GlobalGAP, SRP. Gạo đạt các tiêu chuẩn sạch, an toàn giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu, tiến tới xây dựng thương hiệu Vietnam Rice", ông Phả nói.

13 câu hỏi lớn của nông dân An Giang với UBND tỉnh13 câu hỏi lớn của nông dân An Giang với UBND tỉnh

Tại buổi đối thoại với UBND tỉnh An Giang, nông dân đặt ra 13 câu hỏi lớn, 30 ý kiến xoay quanh các chính sách thị trường, tiêu thụ và chính sách vay vốn trong bối cảnh các ngân hàng siết chặt tín dụng hoặc cho vay kiểu "mua bia kèm lạc".

Nông dân
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp