01/10/2022 13:10 GMT+7

Nông dân ‘khát’ thông tin về nhu cầu của thị trường tiêu thụ

ĐẶNG TUYẾT
ĐẶNG TUYẾT

TTO - Chi phí đầu vào tăng cao, thiếu thông tin về nhu cầu của từng thị trường và đơn vị tiêu thụ uy tín, không biết lịch mùa vụ của vùng trồng lân cận để tự điều chỉnh mùa vụ của đơn vị mình tránh ùn ứ hàng... là những khó khăn của nông dân.

Nông dân ‘khát’ thông tin về nhu cầu của thị trường tiêu thụ - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân và các hợp tác xã địa bàn tỉnh An Giang - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ngày 1-10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tỉnh An Giang tổ chức hội thảo "Vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản" nhằm kết nối các hoạt động sản xuất, kinh doanh và người nông dân; liên kết cung, cầu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước.

Mở đầu buổi hội thảo, bà Cao Xuân Thu Vân - phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - đặt ra nhiều vấn đề trong sản xuất nông sản, trong đó nhấn mạnh việc nắm bắt nhu cầu của thị trường; khẳng định vai trò của hội nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, kết nối nhà khoa học và chuyển giao công nghệ đến với người nông dân hiệu quả nhất.

"Theo tôi, nông dân cần thay đổi tư duy có gì bán đó, phải nắm được nhu cầu của thị trường, cho người tiêu dùng một sự bảo đảm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Người nông dân sẽ tự hào khi nhắc đến sản phẩm của mình làm ra cam kết an toàn và trách nhiệm; đảm bảo dinh dưỡng, hạnh phúc và hòa hợp", bà Vân nói.

Ông Lê Nghĩa Thuấn - phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - cho biết diện tích trồng xoài của huyện tương đối lớn, hình thành vùng trồng chuyên canh và đạt chứng nhận VietGAP ở ba xã Cù Lao Giêng.

"Hiện nay hợp tác xã gặp nhiều khó khăn về nguồn lực được đào tạo chuyên môn, khó về kỹ thuật xử lý các khâu trồng, sản xuất và chế biến. Chúng tôi rất cần thông tin chính thống về nhu cầu của từng thị trường, đơn vị tiêu thụ uy tín, thông tin về mùa vụ của vùng trồng lân cận để tự điều chỉnh mùa vụ của đơn vị đảm bảo chất lượng, tránh ùn ứ hàng", ông Thuấn nói.  

Còn ông Lê Văn Diện - nông dân Hợp tác xã Nam Phú Bình, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, An Giang - cho rằng việc liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa trong hợp tác xã hiện nay rất cần thiết.

"Nông dân đa phần chỉ quan tâm việc đầu tư giống và vật tư nông nghiệp giá hơi cao và phải phụ thuộc vào đơn vị bao tiêu mà bỏ qua hiệu quả cũng như lợi ích mà hợp tác xã đem lại. Tôi không còn cảnh lo sợ được mùa, rớt giá cũng như bị thương lái ép giá bỏ cọc giữa chừng như trước đây, lợi nhuận đảm bảo và cao hơn bên ngoài từ 3 triệu đồng/ha", ông Diện nêu.

Theo ông Huỳnh Văn Thòn - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, cần đặt tinh thần trách nhiệm của nông dân đi trước, để làm đúng, đảm bảo quy trình sản xuất và chủ động theo dõi nhu cầu thị trường.

"Chúng tôi phải bỏ ra thời gian hơn 10 năm ròng bù lỗ cho sản xuất lúa gạo, song song với quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở chế biến, liên kết thị trường tiêu thụ là một hành trình gian nan. Theo tôi, Nhà nước sẽ là trọng tài và chế tài trong việc liên kết này, để chúng ta đi cùng với nhau xa hơn, có đi sẽ có tới", ông Thòn nói.

Liên kết 350ha trồng xoài, xuất khẩu vào thị trường khó tính Liên kết 350ha trồng xoài, xuất khẩu vào thị trường khó tính

TTO - Sản xuất xoài đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp với diện tích 350ha tại huyện An Phú, An Giang, với sản lượng cam kết tiêu thụ 5.000 tấn/năm để xuất đi các thị trường khó tính và EU.

ĐẶNG TUYẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp