Năm 2015, EU cuối cùng đã quyết định dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất sữa vốn được áp dụng trong ba thập niên. Khi nông dân ở một số nước EU đang tìm cách tận dụng cơ hội kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu các sản phẩm sữa gia tăng ở các nước đang phát triển (đặc biệt là ở Trung Quốc), thì kinh tế các nước này lại giảm tốc và thị trường sữa sớm rơi vào tình trạng dư cung.
Chuyên gia kinh tế Christophe Perrot thuộc Livestock Institute tại Paris (Pháp) nhận định trách nhiệm của châu Âu là khá rõ trong việc sản lượng sữa của thế giới gia tăng. Kể từ năm 2013, EU đã cung cấp thêm 10 triệu tấn sữa cho một thị trường đã có nguồn cung 66 triệu tấn, qua đó làm giảm giá sữa (tới 20-30%), gây khó khăn cho nông dân trên toàn cầu.
Trong khi toàn bộ nông dân ở Pháp đang bán sữa với giá thấp hơn chi phí sản xuất thì 80% nông dân ở quốc gia xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới là New Zealand cũng trong cảnh tương tự.
Hồi tháng ba vừa qua, Ủy ban châu Âu đã cho phép các nước thành viên tạm thời cắt giảm sản lượng sữa trên cơ sở tự nguyện như một giải pháp ngoại lệ khẩn cấp để đảm bảo cạnh tranh kinh tế. Tuy vậy, sản lượng sữa ở châu Âu vẫn tăng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận