Để góp phần khắc phục tình trạng đó, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) đang thực hiện một chương trình tôn vinh và quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số tại VN thông qua phương thức Photovoice.
Phóng to |
Chị chăm em - tác phẩm của nữ nông dân Sơn Thị Vương chụp cảnh hai con mình là cháu Hông Khên (14 tuổi) và Gia Huy (17 tháng tuổi) |
Photovoice có thể được hiểu là tiếng nói của hình ảnh, là sự pha trộn giữa lời nói của người dân và những hình ảnh do chính họ chụp. Đây là một phương pháp được thiết kế để trao quyền cho chính các chủ thể văn hóa, tạo cho họ cơ hội để kể những câu chuyện của mình và có tiếng nói của mình. Photovoice trang bị máy ảnh cho cá nhân để họ có thể ghi lại bằng chứng hình ảnh và biểu tượng đại diện để giúp những người khác nhìn thấy thế giới qua đôi mắt của họ.
Với cách làm đó, các chủ thể văn hóa có thể tự do diễn tả những cảm xúc của họ, chỉ ra những cái đẹp trong cuộc sống thường ngày, chỉ ra những gì họ yêu mến, những gì họ cần.
Trước mắt, chương trình Photovoice đang được iSEE triển khai ở ba tỉnh Lào Cai, Quảng Trị và Sóc Trăng. Tại Sóc Trăng, đồng bào người Khmer ở ấp Tâm Phước và Tâm Lộc (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) tỏ ra hết sức thú vị và nhiệt tình tham gia chương trình. Cộng đồng đã cử ra 10 đại diện để chụp ảnh và kể lại các câu chuyện của mình.
Nhóm đại diện có cả nam và nữ, có hoàn cảnh gia đình khác nhau và thuộc nhiều lớp tuổi. Họ đều là những nông dân thuần phác, chỉ quen với đồng ruộng và chưa từng được cầm máy chụp hình. Nhưng tất cả đều có điểm chung là hết sức tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, mong muốn được tự khám phá và giới thiệu văn hóa người Khmer đến đông đảo công chúng. Được iSEE hỗ trợ máy ảnh và hướng dẫn cách sử dụng, họ đã có những bức hình đầu tiên, và Tuổi Trẻ xin giới thiệu những tác phẩm nhiếp ảnh đầu tay của các nông dân...
Phóng to |
Các nông dân tham gia dự án Photovoice tại xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - Ảnh: Hoài Linh |
Phóng to |
Ruộng nhà anh Đen lớn nhất ở ấp Tâm Phước, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng nên phải thuê thêm lao động Khmer ở xã lân cận đến giúp, với mức lương 150.000-200.000 đồng/ngày công/người- Ảnh: Lý Thị Hồng Kiều |
Phóng to |
Chiếc cộ do trâu kéo, phương tiện truyền thống của người Khmer - Ảnh: Lâm Thanh Tín |
Phóng to |
Nhà sư chùa Trà Tim khất thực ở ấp Tâm Phước- Ảnh: Trần Thị Huỳnh Mai |
Phóng to |
Anh Lý Quang và vợ là chị Phượng rửa củ cải trên sông Ông Mùi, ấp Tâm Phước, Đại Tâm, chuẩn bị mang ra chợ bán - Ảnh: Thạc Thị Kim ANh |
Phóng to |
Trẻ em Khmer ở phum Sroc Bưng Khoai, ấp Tâm Lộc, xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên rủ nhau đi săn chuột về làm thức ăn - Ảnh: Danh De |
Phóng to |
Ông Phạm Văn Nu cùng con trai bỏ lưới đóng chà bắt cá trên sông Tà Lim vào buổi sớm - Ảnh: Hồng Tam Bửu |
Phóng to |
Trò chơi Bắc kim thang của các bé Khmer ở ấp Tâm Phước, xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - Ảnh: Trần Thị Huỳnh Mai |
Phóng to |
Bà Trần Thị Thi (vợ ông La Thường) và con trai vắt sữa bò. Nhà ông Thường có ba con bò sữa, là nguồn kinh tế chính trong gia đình - Ảnh: La Thường |
Phóng to |
Bà Dương ở ấp Tâm Phước gói bánh tét dịp Tết Nhâm Thìn - Ảnh: Hứa Hoàng Thành |
Phóng to |
Thanh niên Khmer trong trang phục và đeo mặt nạ truyền thống trong lễ dâng bông, đón rước các nhà sư và phật tử chùa Chrong Pết, xã Viên An, huyện Trần Đề, Sóc Trăng - Ảnh: Trịnh Phen |
Phóng to |
Ban nhạc ngũ âm trong lễ dâng bông chùa Cần Giờ 2, xã Thâm Đôn, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - Ảnh: Trần Thị Huỳnh Mai |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận