17/12/2011 06:52 GMT+7

Nóng chuyện khai thác mỏ, bác sĩ bỏ việc

H.HIẾU - D.LÊ
H.HIẾU - D.LÊ

TT - Trong phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh Phú Yên ngày 16-12 và các cuộc thảo luận ở tổ trước đó, chuyện tiếp tục gia hạn cho đơn vị khai thác mỏ quặng sắt Phong Hanh và vấn đề nhiều bác sĩ bỏ việc được các đại biểu đặc biệt quan tâm.

JljVmI9p.jpgPhóng to
Khu sản xuất và hồ chứa bùn ở khu khai thác quặng sắt Phong Hanh - Ảnh: D.THANH

Vi phạm, sao lại tiếp tục gia hạn?

Đại biểu Lê Hoàng Sang (huyện Tuy An) đặt vấn đề: “Các ngành chức năng của tỉnh giao cho Công ty TNHH luyện kim Sơn Giang đã sắp hết hạn khai thác mỏ quặng sắt Phong Hanh đánh giá trữ lượng quặng, để xin gia hạn khai thác tiếp là không đúng. Đơn vị này đã nhiều lần vi phạm về tài nguyên - môi trường, đã bị phạt hai lần nhưng khắc phục chưa tốt, vì thế trước khi gia hạn cho đơn vị này tiếp tục khai thác, các ngành chức năng phải đánh giá trữ lượng quặng chứ không thể giao cho doanh nghiệp. Các ngành chức năng phải yêu cầu doanh nghiệp xử lý xong việc hút bùn ra khỏi hồ chứa như ý kiến của đoàn kiểm tra, phải yêu cầu doanh nghiệp có phương án phòng chống nếu sự cố xảy ra. Nếu không làm nghiêm, túi bùn khổng lồ treo trên cao rất nguy hiểm cho vùng dân cư ở gần đó”.

Ông Phạm Đình Cự - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho biết các ngành có đề xuất gia hạn cho Công ty TNHH luyện kim Sơn Giang được khai thác tiếp cho hết trữ lượng quặng, song UBND tỉnh đã yêu cầu kiểm tra kỹ lại, phải yêu cầu doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định, phải làm các bước thật chặt chẽ trình lại để UBND tỉnh quyết định.

Bác sĩ trực mổ được bồi dưỡng 35.000 đồng/đêm (!)

Đại biểu Phạm Kiên (thị xã Sông Cầu) cho rằng cần phải nghiên cứu lại mức thu viện phí để góp phần cải thiện mức sống cho cán bộ ngành y tế, chứ hiện nay cứ đến tháng 9 là ngành y tế hết nguồn để chi lương. Ông Bùi Trần Ngọc - giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Phú Yên - cho biết quỹ tiền lương phân bổ cho bệnh viện tỉnh Phú Yên với 500 giường bệnh là 20 tỉ đồng, hụt hơn 5 tỉ so với mức chi thực tế.

Tình cảnh các cơ sở điều trị trong tỉnh cũng tương tự nên hai năm nay, cứ đến tháng 9 là các cơ sở điều trị ở Phú Yên hết quỹ lương để chi. Ngành y tế phải xin ý kiến UBND tỉnh điều tiết nguồn viện phí để trả lương. Lương thấp, chế độ trực cũng rất thấp, một bác sĩ mổ trực đêm được hưởng chế độ bồi dưỡng trực 35.000 đồng là quá bất hợp lý.

Nhiều đại biểu bức xúc vì bác sĩ bỏ việc ngày càng nhiều. Trong năm 2011, Phú Yên chỉ tuyển được bốn bác sĩ và một dược sĩ trình độ đại học, trong khi đó có đến 11 bác sĩ bỏ việc đi làm ở tỉnh thành khác và các bệnh viện tư. Tỉ lệ bác sĩ trên số dân ở Phú Yên đã rất thấp lại càng thấp hơn. Theo quy định của Bộ Y tế, định mức tối thiểu để phục vụ khám chữa bệnh là 7 bác sĩ/vạn dân, nhưng Phú Yên chỉ mới đạt 4,7 bác sĩ/ vạn dân.

Ông Đặng Phúc Liêm - phó giám đốc Sở Y tế Phú Yên - cho biết đến nay vẫn chưa có giải pháp nào để ngăn chặn làn sóng bác sĩ rời bệnh viện và các cơ sở điều trị đi làm việc nơi khác, vì mức thu nhập ở các cơ sở điều trị công lập và ngoài công lập chênh lệch quá lớn. Ông Huỳnh Tấn Việt - chủ tịch HĐND tỉnh - nói tỉnh đã cử một số đoàn cán bộ đi tìm hiểu mô hình các tỉnh để xây dựng một đề án cho ngành y tế, trong đó sẽ tính đến việc điều chỉnh mức giao ngân sách hằng năm, định mức thu viện phí cũng như các chính sách tuyển dụng, thu hút, đãi ngộ bác sĩ.

H.HIẾU - D.LÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp