Lệnh thu hồi này được ban hành sau khi giới chức lãnh thổ Đài Loan phanh phui bê bối “782 tấn dầu ăn được tái chế từ dầu cặn và rác thải nhà bếp, sau đó pha với mỡ heo”, rồi bán ra thị trường của tập đoàn Chang Guann ở Cao Hùng (Đài Loan) gây rúng động người tiêu dùng ở lãnh thổ này và các vùng lân cận.
Cùng lúc, tại Hồng Kong nhiều nhà hàng cũng đã loại bỏ ra khỏi thực đơn những loại bánh bị nghi dùng “dầu bẩn” của tập đoàn Chang Guann chế biến.
Chuỗi nhà hàng Bafang Yunji ở Hồng Kong cũng đã ngưng bán các loại bánh có nhân ở 54 cửa hàng của họ vì nhà cung cấp pa tê cho nhãn hiệu này ở Đài Loan đã nhập dầu ăn của Chang Guann.
Theo báo South China Morning Post, vụ bê bối gây rúng động ngành công nghiệp thực phẩm vì lượng “dầu bẩn” trên đã được phân phối cho hơn 1.000 nhà sản xuất thực phẩm, bánh ngọt, nhà hàng, các khu chợ đêm và được sử dụng trong sản xuất khối lượng rất lớn bánh trung thu, bánh bao cho đến mì ăn liền, các loại snack
Tiến sĩ Hà Ngọc Hiền, cố vấn của trung tân an toàn thực phẩm Hồng Kong cho biết trung tâm này đã gọi điện thoại trực tiếp cho hơn 100 doanh nghiệp và viết thư điện từ cho hơn 10.000 doanh nghiệp khác nhằm ngăn chặn bê bối “dầu bẩn”lan rộng ở đặc khu này.
Giới chuyên gia y tế cảnh báo “dầu bẩn” chứa nhiều thành phần kim loại nặng có thể gây ung thư nếu con người hấp thụ thường xuyên.
Wilson Chau Cheuk-fung, giảng viên tại viện giáo dục hướng nghiệp Hồng Kong nhận định “dầu bẩn có thể chứa nhiều hóa chất độc hại và nhà chức trách Đài Loan, Hồng Kong, thậm chí là Trung Quốc cũng khó mà kiểm định hết những loại này.
Nhân viên phòng thí nghiệm thuộc cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Đài Loan đang kiểm địng mẫu dầu của Chang Guann Ảnh: CAN |
“Nhiều loại hóa chất có thể gây ung thư, những gì mà nhà chức trách Đài Loan kiểm định và công bố kết quả có loại dầu của Chang Guann đạt chuẩn an toàn có thể xoa dịu nỗi lo sợ của người tiêu dùng nhưng điều đó không đồng nghĩa với “an toàn”.
Chúng tôi vẫn chưa biết mức độ nguy hại của loại dầu này là bao nhiêu”- giảng viên Chau hoài nghi.
“Dầu bẩn” trong những năm qua là vấn đề nhức nhối ở Trung Quốc, nay lại xuất hiện ở Đài Loan và len lỏi vào bàn ăn hàng ngày của từng gia đình.
Dù đã bị trừng phạt khá nặng nề nhưng vì “hám lợi” mà một số cơ sở sản xuất đã bất chấp tất cả để cho ra loại dầu nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.
Hồi tháng 1-2014, tòa án thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đã tuyên án tử hình đối với trùm băng nhóm chuyên sản xuất và bán dầu bẩn ở 14 tỉnh thành ở Trung Quốc thu lợi 8 triệu USD.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận