13/12/2014 09:37 GMT+7

​Nỗi sầu đám ma

T.KIM ANH - MINH PHƯỢNG ghi
T.KIM ANH - MINH PHƯỢNG ghi

TT - Khu nhà tôi ở Q.8, TP.HCM xưa nay rất khổ với chương trình hát tiễn đưa người quá cố của các đám ma.

Thông thường tang chủ mời một nhóm nhạc đờn ca tài tử đến phục vụ, hát chừng đến khoảng 9-10 giờ đêm.

“Tình làng nghĩa xóm” và “Nghĩa tử là nghĩa tận” phải có cách hiểu khác? Ngày xưa ông bà mình có mấy chữ này chắc cũng không phải có ý là hàng xóm muốn làm gì thì làm chỉ vì “tình làng nghĩa xóm”. Tương tự chuyện “nghĩa tử là nghĩa tận” chắc là nói chuyện tha thứ, bao dung trong các mối quan hệ khi một người trong mối quan hệ đó đã nằm xuống. “Nghĩa tử là nghĩa tận” là mình có quyền làm phiền cả xóm, nhất là khi xã hội ngày càng văn minh?

Sau đó đến lượt mấy “anh chàng” mời “trình diễn”, thường là đến khuya. Những bài ca cất lên nghe là sốc nặng với Gặp nhau làm ngơ, Sầu tím thiệp hồng, Lời cuối cho cuộc tình... kèm dàn âm thanh mở hết công suất. Không khí ấy khiến người ta liên tưởng đang diễn ra đám cưới chứ chẳng phải đám ma.

Mà đâu chỉ một, hai ngày, có khi “chương trình âm nhạc khủng bố” ấy kéo dài cả tuần lễ, đóng kín hết cửa rồi mà vẫn nghe âm thanh vang vọng ầm ầm, chát chúa. Người lớn khó ngủ được, trẻ nhỏ cũng khỏi học bài, cả khu phố như bị tra tấn.

Có nhà khác trong hẻm, có đám tang thì lấy tấm bìa cactông ghi chữ “cấm” đi qua nhà họ một cách rất lạnh lùng. Tôi có thể đi qua đường khác, nhưng giá đó là chữ “xin vui lòng” thì rõ ràng là dễ “vui lòng” hơn chữ “cấm”.

Nghĩa tử là nghĩa tận, bà con chòm xóm có thể thông cảm cho gia đình người đã khuất, nhưng một đám ma ồn ào, náo nhiệt như vậy xem ra chẳng phải đạo chút nào, thậm chí trở thành nhố nhăng, lố bịch.

Còn nhớ khi chính quyền TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính những đám ma rải giấy vàng mã trên đường, tình trạng “xả rác” giảm rõ rệt. Nếu những đám tang hát hò ồn ào làm phiền cả khu phố cũng bị phạt y như vậy, tin rằng cuộc sống của cư dân sẽ bớt khổ và người nằm trong quan tài chắc cũng mãn nguyện.

ĐOÀN DUY XUYÊN

Hãy trung thực!

Nếu có thể nói một điều gì đó với các bạn trẻ VN về câu chuyện tử tế thì tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: “Hãy trung thực!” - điều đó không chỉ cần cho sự phát triển nhân cách của các bạn mà còn cần cho sự gìn giữ hình ảnh du lịch của VN nữa.

Đã không ít lần tôi thất vọng với sự thiếu trung thực của một số nhân viên phục vụ ở một vài nhà hàng khách sạn và cánh tài xế taxi.

Chẳng hạn, khi tôi gọi một món nào đó trong thực đơn, nếu nhà hàng đã hết thì cứ nói thật với tôi. Đằng này nhân viên cứ luôn miệng bảo: “Vâng, xin hãy đợi một chút” rồi sau đó lại mang ra món khác. Khi tôi phản ứng họ cứ một mực bảo đúng là món tôi gọi.

Nhân viên phục vụ cứ nghĩ tôi là người nước ngoài sẽ không rành rẽ về thức ăn truyền thống của VN, nhưng họ không hề biết tôi đã đến VN từ năm 2009.

Tôi rất sành ăn nên biết rất nhiều món ăn truyền thống của người VN. Nếu họ thành thật nói món tôi cần đã hết, tôi sẽ sẵn sàng gọi món khác và thưởng thức trọn vẹn bữa ăn thay vì phải miễn cưỡng ăn một món mình không thích.

Lần khác tôi gọi taxi và yêu cầu chở về khách sạn A thì tài xế lại đưa tôi đến khách sạn B. Tôi nói: “Anh nhầm rồi” nhưng tài xế cứ: “No! No! This place!” (không, không, chỗ này mà!). Tôi vừa mất thời gian, tiền bạc vừa cảm thấy vô cùng tức giận vì bị qua mặt.

Tôi cảm giác mình như một đứa trẻ trong mắt nhân viên phục vụ hay tài xế taxi bởi họ cứ nghĩ tôi chẳng biết gì. Nếu tôi không có tình yêu đặc biệt dành cho VN mà chỉ là khách du lịch thì chắc chắn tôi sẽ không quay lại đất nước của các bạn. Thế nên tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi. Chúng ta không thể trở nên tử tế khi chúng ta thiếu sự trung thực.

PIERRE SINEL (65 tuổi, quốc tịch Úc)

Chia sẻ với câu hỏi “Ai cho tôi... tử tế?” về chuyện đi mua vé tàu của bạn Như Anh (TT ngày 12-12), bạn Hương Đồng viết: Bạn Như Anh đừng bao biện.

Việc nhà ga bố trí bán vé không hợp lý, không khoa học hay gì gì đi nữa khiến bạn (và không chỉ riêng bạn mà còn hàng ngàn người khác) phải chờ dài cổ thì đó là việc của nhà ga.

Bạn có thể đúng khi nói rằng họ làm vậy là không tử tế, song tôi không nghĩ bạn có thể đáp trả lại sự không tử tế của họ bằng chính sự không tử tế của mình với hành động “chen ngang” cách này hay cách khác (cách của bạn là nhờ mua vé hộ).

Hơn nữa, bạn cần biết là công chức nhà nước thì hơn ai hết bạn càng cần phải gương mẫu, càng tử tế hơn những người tử tế khác nữa.

Sự chen ngang của bạn không chỉ “ăn miếng trả miếng” với nhà ga, mà trong mắt những người chịu khó xếp hàng vật vã thì bạn đã “ăn cắp” cơ hội của người ta, vậy là bạn không tử tế rồi!

Bạn đừng nói bạn mất thời giờ hai tiếng quý báu, bởi có khi những người khác còn mất nhiều thời giờ quý báu hơn bạn nhưng họ vẫn nhẫn nhịn mà không kêu ca như bạn. Chuyện bán vé không khoa học, hay chuyện phải xếp hàng chờ đợi rồng rắn này nọ ở nơi này nơi kia là chuyện khác, cần có giải pháp khác...

Trong khi đó bạn Phạm Thành Quý đã viết: Đồng cảm! Trong môi trường hàng đống người bon chen, ai xếp hàng sẽ phải là người về cuối cùng. Cái này theo tôi thì phần lỗi chủ yếu là tại nơi bán. 

T.KIM ANH - MINH PHƯỢNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp