26/07/2019 11:27 GMT+7

Nỗi khổ người làm nông sản sạch khi rủi ro vô cùng nhiều

Ông LÊ KHÁNH MẠNH (tổng giám đốc Delco Agriculture) - LÊ THANH ghi
Ông LÊ KHÁNH MẠNH (tổng giám đốc Delco Agriculture) - LÊ THANH ghi

TTO - Tỉ suất lợi nhuận đầu tư vào nông nghiệp thấp so với các ngành khác nhưng hiện rủi ro lại vô cùng nhiều.

Nỗi khổ người làm nông sản sạch khi rủi ro vô cùng nhiều - Ảnh 1.

Sản xuất, sơ chế nông sản an toàn tại một cơ sở ở TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH

Rủi ro đến từ dịch bệnh, thiên tai và được mùa thì mất giá. Cái lạ là làm nông nghiệp hiện khó đủ đường, như ngay cả tiếp cận vốn ngân hàng cũng không thể nếu không có tài sản đảm bảo.

Điều tréo ngoe là có những tài sản có giá trị rất lớn như hệ thống nhà màng, nhà lưới, hệ thống hạ tầng điện trong trang trại... được doanh nghiệp đầu tư cả chục tỉ đồng nhưng cũng không được xem là tài sản đảm bảo khi đi vay. Lý do đơn giản là: các tài sản này hiện rất khó định giá.

Thêm nữa, những dây chuyền có sẵn nếu nhập về thì được coi là tài sản đảm bảo, còn dây chuyền được lắp ráp ở trong nước hoặc nghiên cứu lắp ghép, các ứng dụng công nghệ trong nước rất khó khăn để định giá tài sản.

Đây có lẽ là câu chuyện rất đáng phải suy nghĩ. Bởi thực tế này khiến các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao rất nghi ngại ứng dụng các sản phẩm trong nước, đành phải dùng hàng ngoại dù chi phí cao hơn nhiều.

Nói về tiếp cận vốn vay, sau khi đã gõ cửa 3 ngân hàng, rất may là chúng tôi được một chi nhánh ngân hàng duyệt cho vay. Họ thấy chúng tôi trồng rau, dưa lưới, nuôi gà đều sử dụng công nghệ cao là hệ thống cảm biến để kiểm soát chất lượng trên từng sản phẩm. Song, khoản vay chỉ ngắn hạn, dưới 12 tháng thôi.

Điều đó cho thấy đầu tư vào nông nghiệp khó khăn đủ đường. Chưa hết, so với rau bán ở chợ dân sinh, rau thủy canh hoặc các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao thường có giá bán cao hơn vì đây là sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, người mua có tin không? Chưa chắc.

Nên mới có ý kiến cho rằng tội gì phải đầu tư sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp an toàn. Rõ ràng niềm tin của người làm nông nghiệp, khối thương mại là chuỗi bán hàng và người tiêu dùng cần phải cải thiện. 

Trong đó, muốn tăng niềm tin, vai trò kiểm soát, đảm bảo không có sự mập mờ giữa nông sản an toàn và nông sản không rõ nguồn gốc phải tốt.

Tôi nghĩ cái quan trọng nhất để tăng niềm tin cho người tiêu dùng là đường đi của sản phẩm từ nơi sản xuất đến thương mại và tận tay người tiêu dùng phải được minh bạch. Phải ăn thực phẩm có kiểm soát. 

Người ta nói rất nhiều đến tầng nấc trung gian phân phối và đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá cả sản phẩm lên gấp nhiều lần. Con tôm, quả trứng, mớ rau, con cá... được bán ở Hà Nội, TP.HCM được đi từ đâu và qua bao khâu trung gian thì không ai biết cả. 

Công nghệ sẽ thể hiện con đường đi và tính được các chi phí ở từng khâu. Đây là điều mà thị trường VN đang thiếu và rất cần hơn bao giờ hết.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ toàn bộ quá trình canh tác để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đạt hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Nhìn sang các lĩnh vực khác, như vận tải chẳng hạn, Grab áp dụng công nghệ giúp khách hàng biết trước được giá cước, biển số xe là bao nhiêu, tài xế xe là ai... Với nông nghiệp cũng vậy, khi có đầy đủ thông tin của sản phẩm thì việc lựa chọn mua là quyền của khách hàng.

Công nghệ cao cho phép mọi thứ rất minh bạch nên trong sản xuất nông nghiệp không thể chậm trễ hơn được nữa.

Nông sản chưa sạch, lỗi không chỉ nông dân

TTO - Việc người dân 'nghiện' phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học, theo cơ quan quản lý và các nhà khoa học, có nguyên nhân sâu xa từ việc chạy theo chỉ tiêu, năng suất nên không thể đổ lỗi hết cho nông dân.

Ông LÊ KHÁNH MẠNH (tổng giám đốc Delco Agriculture) - LÊ THANH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp