13/06/2023 18:39 GMT+7

Nội địa hóa 40%, Việt Nam sẽ thành nơi sản xuất ô tô hàng đầu khu vực

Khi nhà sản xuất ô tô tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 40% thì Việt Nam sẽ trở thành cơ sở sản xuất ô tô hàng đầu trong khu vực, với khoảng 1.000 nhà cung cấp phụ tùng tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.

Nội địa hóa 40%, Việt Nam sẽ thành nơi sản xuất ô tô hàng đầu khu vực - Ảnh 1.

Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều hoạt động thúc đẩy tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm sản xuất tại Việt Nam - Ảnh: N.BÌNH

Tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm thương mại ngành công nghiệp dịch vụ ô tô tại TP.HCM lần thứ 5 (Automechanika TP.HCM 2023) ngày 13-6, bà Bùi Thị Hồng Hạnh - phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) - cho biết số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang tăng nhanh, nhưng chưa nhiều ở ngành sản xuất ô tô. 

Từng hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản đi tìm các nhà cung cấp Việt Nam để tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài, bà Hạnh cho biết sau 14 năm, những đợt xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đều liên quan đến các linh kiện gia công chính xác. 

"Có khoảng 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ xuất hiện trong cẩm nang của nhà đầu tư Nhật. 

Đây là con số thực chiến và có tương tác thực sự nhưng xét chung thì chỉ khoảng 300 doanh nghiệp Việt tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô. 

Các doanh nghiệp đều có ý thức thực hiện đúng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, nhân sự và khả năng giao hàng đúng hẹn", đại diện VASI nhận định. 

Riêng để tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành ô tô thì vẫn cần nhiều nỗ lực. Bà Hạnh cho biết từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt chủ yếu tham gia vào chuỗi sản xuất xe máy và đồ gia dụng với các ngành nhựa, khuôn và cơ khí. 

Về ô tô thì hạn chế vì chưa cạnh tranh xuất khẩu được với các nhà cung ứng từ nước khác, tỉ lệ nội địa hóa cũng trắc trở. 

Gần đây, Hãng Toyota bắt đầu đặt hàng nhiều doanh nghiệp Việt Nam và có những chuyến khảo sát nhà máy chọn ra doanh nghiệp để đào tạo trở thành nhà cung ứng của mình. 

Ông Calvin Lau - giám đốc Công ty TNHH Messe Frankfurt (Hong Kong) - cho biết ban tổ chức Automechanika TP.HCM 2023 muốn hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp ô tô với mục tiêu thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 40%, giảm giá thành xe để tiếp cận người tiêu dùng hơn. 

Mục tiêu lớn là trở thành cơ sở sản xuất ô tô hàng đầu trong khu vực với hơn 1.000 nhà cung cấp phụ tùng, sản xuất tăng lên 1 triệu chiếc mỗi năm và số lượng xe mỗi năm bán ra 900.000 chiếc. 

"Có khoảng 450 đơn vị tham gia đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 40% là doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, không chỉ đến để bán hàng, các doanh nghiệp này cũng muốn đến xây dựng chuỗi cung ứng, tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam", ông Calvin Lau nói thêm.

Điểm đáng chú ý nhất tại Automechanika TP.HCM 2023 lần này chính là khu vực dành riêng cho xe điện (Auto EV) được tổ chức để tập hợp các nhà triển lãm trong và ngoài nước.

Theo các doanh nghiệp, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những quốc gia thành viên ASEAN đầu tiên đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất xe điện ngày càng tăng.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam dự báo, quyền sở hữu ô tô điện sẽ đạt 1 triệu vào năm 2028 và đạt 3,5 triệu vào năm 2040.

Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 25-6 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP.HCM).

Cần cơ chế thoáng cho công nghiệp hỗ trợCần cơ chế thoáng cho công nghiệp hỗ trợ

TTO - Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước cơ hội chuyển dịch lớn của các nhà sản xuất quốc tế hậu dịch COVID-19.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp