Phóng to |
Cô Hòa trong buổi sinh hoạt ngoại khóa với các em điếc - Ảnh: H.Nguyên |
“Các em sẽ thấy vui hơn nếu được gọi là người điếc thay vì người khiếm thính. Các em sống trong thế giới riêng, nghe và nhìn theo cách riêng của các em” - đó là lời chia sẻ của cô Nguyễn Thị Hòa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thúc đẩy văn hóa điếc (TP Biên Hòa, Đồng Nai), khi chúng tôi tới thăm lớp học.
“Giấc mơ đại học” cho người điếc
Hiện nay những bài dự thi hay, phù hợp tiêu chí của “Hạt giống tâm hồn Việt” đã được chọn đăng tải trên microsite . Mời bạn đọc theo dõi. Ngoài ra, những bài dự thi xuất sắc được chọn đăng hằng tuần trên báo in Tuổi Trẻ, mỗi tác giả sẽ nhận 2 triệu đồng nhuận bút, bộ sản phẩm Bibica và 200 quyển sách Hạt giống tâm hồn của First News. Từ nay đến hết ngày 31-8, mời bạn đọc tiếp tục viết bài hoặc quay clip giới thiệu những “hạt giống tâm hồn” quanh bạn - những tấm gương nhân ái, hết mình vì cộng đồng, gieo cảm hứng sống đẹp, sống tốt cho mọi người xung quanh. Bài dự thi 1.000 chữ giới thiệu một nhân vật là người thật việc thật kèm file hình ảnh (không dán vào file Word), thông tin nhân vật gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại để Tuổi Trẻ xác minh, gửi về email: [email protected]. Mỗi tác giả gửi tối đa ba bài. Với cuộc thi clip, những clip được chọn đăng trên microsite cuộc thi là clip ghi lại khoảnh khắc đẹp, xúc động truyền cảm hứng sống của người thật, việc thật, độ dài 3-5 phút. Ở cả hai hạng mục bài viết và clip, những tác phẩm truyền cảm nhất sẽ được xếp hạng chung cuộc gồm giải nhất, nhì, ba. Cơ cấu giải thưởng tham khảo tại . Những nhân vật có câu chuyện xúc động sẽ được chọn làm người thụ hưởng trong game show Vì bạn xứng đáng của VTV. Cuộc thi do báo Tuổi Trẻ tổ chức, Công ty Bibica và First News tài trợ. |
Ngay thời sinh viên, cô Hòa đã tiếp xúc với rất nhiều người điếc bẩm sinh. Từ dạo ấy cô luôn muốn làm điều gì đó để chia sẻ những khó khăn mà người điếc đang gặp phải. Ước mơ lớn của cô Hòa là mang lại cho các em điếc kiến thức để các em có thể xây đắp một tương lai tươi sáng hơn.
Trước đây, người điếc chỉ học tới bậc tiểu học và được dạy một số nghề cơ bản để mưu sinh, không có chương trình đào tạo cao hơn. Cách dạy học cho người điếc chủ yếu vẫn sử dụng ngôn ngữ nói. Học viên sử dụng máy trợ thính để nghe giảng và cố gắng trả lời nhằm tăng khả năng nói. Tuy nhiên, số học viên có thể áp dụng được phương pháp trên rất ít.
Cô Hòa nói: “Cái khó là khi trả bài, chính học viên đó và các bạn trong lớp cũng không thể nghe lại tiếng nói của mình khiến các em trở nên tự ti, rụt rè và lo sợ. Khi giáo viên giảng, các em vô thức gật đầu như một phản xạ ra hiệu đã hiểu bài, nhưng giáo viên không chắc các em đã thật sự hiểu bài hay chưa”. Với tình trạng “ba không” - không nghe, không nói, không hiểu - của các em, phải mất trung bình hai năm giáo viên mới dạy xong chương trình của một lớp.
Sau một thời gian dạy tại Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật câm điếc Hi Vọng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cô Hòa tiếp tục tham gia hoạt động ở các tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về người điếc. Điều cô Hòa luôn trăn trở là làm sao để người điếc có cơ hội học tập như bao người khác. Được đi nhiều nơi, giao lưu trong nhiều môi trường học tập của người điếc trên thế giới, chứng kiến sự thành công của họ trên nhiều lĩnh vực, cô càng nung nấu ý định sẽ mang “điều kỳ diệu” ấy về Việt Nam.
Biến điều không thể thành có thể
Trong quá trình theo học khóa tập huấn dành cho giáo viên và giảng viên dạy điếc, cô may mắn gặp được tiến sĩ James Clyde Woodward - một người đồng chí hướng, ngọn lửa niềm tin trong cô lại hừng hực cháy.
Năm 2000, cô cùng tiến sĩ James Clyde Woodward xin được tài trợ từ Quỹ Nhật Bản Nippon Foundation để thực hiện dự án “Giáo dục trung học, đại học cho người câm điếc Việt Nam”.
Cô Hòa cho biết: “Tiếp xúc nhiều và hiểu họ nên tôi đủ niềm tin để tin rằng người điếc Việt Nam có thể học được cao hơn và làm nhiều công việc khác nếu họ có một môi trường đào tạo phù hợp”. Cô lên chương trình dạy hết trình độ THCS, THPT bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và nay dự án đã có lớp cao đẳng sư phạm dành cho người điếc, đào tạo những giáo viên, giảng viên điếc cách dạy học trò đồng cảnh ngộ.
Dự án của cô đang được thực hiện tại Trường đại học Đồng Nai (Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai cũ) thu hút nhiều học viên. Cô chia sẻ: “Nếu không tới trường, người điếc vẫn có thể kiếm tiền bằng đôi tay mình. Nhưng nếu có kiến thức, các em không chỉ biết kiếm tiền mà còn biết phân biệt đúng sai, biết bảo vệ bản thân, tự tin hòa nhập với cộng đồng và biết ước mơ lớn”.
Trung tâm của cô đã có nhiều lứa học viên tốt nghiệp cao đẳng ngành giáo dục tiểu học, ra trường đều có việc làm. Đặc biệt, bạn Nguyễn Trần Thủy Tiên (29 tuổi) - học trò của cô - đã giành được học bổng thạc sĩ toàn phần của Trường đại học Gallaudet (Mỹ).
Đến với những lớp học của cô Hòa, chúng ta không thể nghe được giọng “đọc bài vanh vách” của học viên, chỉ có tiếng ú ớ kèm theo những động tác tay linh hoạt. Ở đó khó được nghe những “tiếng cười giòn tan” nhưng lại rất dễ nhìn thấy những đôi mắt sáng, nụ cười hồn nhiên của những đứa trẻ...
Sắp tới cô hòa sẽ đưa môn “ngôn ngữ câm điếc” vào danh sách môn học tự chọn cho sinh viên tại Trường đại học Đồng Nai, để giúp các bạn trẻ hiểu hơn về ngôn ngữ đặc biệt này cũng như cảm thông hơn với những khó khăn mà người điếc gặp phải.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận