Phóng to |
Sách do Nhã Nam và NXB Văn Học ấn hành - Ảnh: T.T.D. |
Nên đọc sách mà như ngồi nghe một câu chuyện kể, tham gia một chuyến viễn du, tìm hiểu một nền văn hóa, sau đó mới bị cuốn sâu vào phần “luận” cùng tác giả một cách rất tò mò, tự nhiên. Tâm thế bao trùm của Orhan Pamuk có lẽ vẫn là nỗi “dằn vặt” Đông Tây, truyền thống hay hiện đại, bảo thủ hay hội nhập? Istanbul, thành phố nơi Pamuk sống hầu hết đời mình, hoặc cho dù đi đâu ông cũng đau đáu về nó, chính là cây cầu nối hai bờ Âu- Á, theo mọi nghĩa. Lẽ thường khi người ta đứng giữa sẽ được cả hai, nhưng cũng như một nỗi trớ trêu, người ta có thể chẳng thuộc bên nào. Đó chính là vận may và cũng là nỗi cô đơn Istanbul- Orhan Pamuk.
Nỗi đau đáu ấy ở Orhan Pamuk bàng bạc trong mọi trang viết, mọi ánh nhìn, từ phút đứng bên cửa sổ quê nhà cho đến khi hút một điếu thuốc ở New York, và cả lúc ông rọi chiếu những tác phẩm lớn của hàng loạt nhà văn khác. Nơi hợp lưu của những dòng sông luôn hình thành những vụng xoáy chết người. Người ta có muốn bơi thong thả, bình an, nhưng những vụng xoáy ấy vẫn cuốn anh vào. Orhan Pamuk, có lẽ cũng như nhiều nhà văn, không muốn làm một nhà chính trị. Nhưng ông cũng không thể thoát được cái “vụng xoáy” ấy, để rồi phải sa vào một phiên tòa khắc nghiệt. Án văn chương - chính trị nổi tiếng này cũng được ông đề cập trong Những màu khác.
Với thiên tài kể chuyện, Orhan Pamuk nhìn đâu cũng ra vấn đề, gieo xuống một câu cũng thành văn chương...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận