06/12/2024 19:34 GMT+7

Nói chuyện với phụ huynh... thấy mệt: Ra đường mệt mỏi, về còn bị giáo huấn nên chỉ biết ậm ừ

Khác biệt về quan điểm sống, sự bảo thủ… là một phần nguyên nhân những lần giao tiếp của cha mẹ và con cái rơi vào ngõ cụt.

Ngoài đời lắm chuyện mệt mỏi, về nhà còn bị giáo huấn nên chỉ biết ậm ừ - Ảnh 1.

Bạn trẻ cho rằng ngoài đời đã lắm chuyện mệt mỏi, về nhà chỉ muốn giao tiếp vui vẻ, được chia sẻ, động viên - Ảnh: YẾN TRINH

Tuổi Trẻ Online nhận được nhiều tâm sự, giãi bày nỗi lòng của các bạn trẻ lẫn các bậc phụ huynh sau bài viết "Chat với bạn từ sáng tới khuya không ngại, nói chuyện với cha mẹ hai câu... thấy mệt".

"Nhiều khi tôi muốn nói mà không chen vào được"

Anh Đạt (30 tuổi) kể mỗi khi ngồi ăn cơm, ba anh lại nói từ đầu tới cuối, riết anh chẳng có nhu cầu nói năng.

"Nhiều khi tôi muốn nói mà không chen vào được. Mà nói được cũng hay gặp tình trạng bất đồng ý kiến. Dĩ nhiên phần thua luôn là tôi".

Cuối cùng, anh chọn cách thôi kệ, để người lớn thích nói thì nói, mình nghe. "Bố mẹ trẻ muốn con cái trò chuyện trong bữa cơm, phải để con nói. Hỏi han ân cần, đừng như hình sự hỏi cung. Hỏi vậy vài lần là con rén, không buồn nói luôn. Xem con như bạn, chứ đừng như cấp dưới", anh khuyên.

Tâm sự rằng người lớn hay xen vào chuyện đời tư, tài khoản "Học cách hướng ngoại" kể từ những năm THCS toàn bị cấm túc.

Quan điểm của thế hệ trước có vẻ khó thay đổi khi cho rằng con cháu đi học về phải phụ giúp gia đình, học bài... Trong khi điều xã hội cần là các bạn trẻ năng động, hướng ngoại.

Bạn nhận định: "Các bậc phụ huynh càng xen vào đời tư chỉ càng khiến con thêm rụt rè, bảo thủ. Xã hội thay đổi rất nhanh. Bước ra đời mà không biết gì là bị bỏ lại phía sau ngay".

Tuy nhiên, bạn cho rằng các bạn trẻ giao tiếp ngoài xã hội tốt thì nên có trách nhiệm với gia đình. Những lúc khó khăn, nơi cần ta nhất vẫn luôn là gia đình.

34 tuổi, anh Vũ Bình kể mỗi ngày chịu đựng 10 - 12 tiếng đồng hồ ở công ty, và chịu nhiều áp lực, "lên lớp" từ lãnh đạo, đồng nghiệp...

Về nhà, anh cần sự thoải mái và tình cảm gia đình, chứ không phải sự khó khăn, xét nét của phụ huynh khi giao tiếp.

Anh tâm sự: "Nhiều lần tôi cãi nhau với bố vì khác biệt về quan điểm sống, cách biệt thế hệ và sự bảo thủ. Kết cục tôi chẳng còn hứng thú gì với các cuộc nói chuyện, chỉ ậm ừ vài câu có lệ. Và làm bạn với điện thoại giết thời gian còn thấy thoải mái đầu óc hơn".

Tương tự, H.Dat chia sẻ rằng đâu phải tự nhiên mà con cái lại không muốn giao tiếp. Nhiều bậc cha mẹ hay áp đặt, không thể hiện tình cảm.

H.Dat đang làm việc tại Nhật Bản, đáng lẽ ngày nào cũng nên gọi về để vơi cảm giác trống trải. Nhưng mỗi tháng anh gọi 1 - 2 cuộc.

"Tôi gọi về, chẳng tìm thấy cảm giác hạnh phúc gia đình, mà toàn nhận được những lời khuyên bảo, răn dạy. Riết rồi thà nói chuyện với bạn hoặc không gọi về đôi lúc lại thấy thanh thản hơn", anh tâm sự.

Giao tiếp, cố gắng dò tần số con trẻ nhưng chưa trúng đài

Nỗi buồn bực khi con cái ít giao tiếp là tâm trạng nhiều phụ huynh thời 4.0.

Bạn đọc Ngoc Bau Vien cho rằng do khoảng cách thế hệ, cách suy nghĩ... "Muốn nói chuyện vui vẻ với em bé 3 tuổi, mình cũng phải ngây ngô như em. Chứ mình làm ông, bà lão thì nó nghe thế nào được", chị chia sẻ.

Chị Trà Hoa lý giải do nhiều bạn trẻ ngại giao tiếp trực tiếp. "Nhắn tin dễ dàng chia sẻ. Gặp nhau thì ấp a ấp úng, khó bày tỏ những gì mình muốn nói".

Tài khoản ABC hài hước rằng con cái vẫn nói chuyện với bạn bè là may. Vì bây giờ các con hay chat với bot (trí tuệ nhân tạo AI). Theo bạn đọc này, AI có dữ liệu rất lớn, đưa ra lời khuyên tương đối ổn mỗi khi có chuyện cần.

"Giao tiếp để tìm cách giải tỏa vấn đề đang mắc phải, mà chưa gì đã nghe la ó. Vấn đề cần giải quyết không quan trọng bằng cái bị nói thì có cần nói nữa không?".

Nhiều bậc cha mẹ cho biết đã cố gắng thấu hiểu con nhưng rất khó. Tài khoản "Phụ huynh" bày tỏ: "Tôi cố gắng nhẹ nhàng, thấu hiểu con, nhưng như đổ sông đổ biển. Người lớn phải răn dạy, uốn nắn con, nhưng con lại cho rằng giám sát ngột ngạt. Cá không ăn muối cá ươn".

Chia sẻ nỗi lòng, anh Tùng kể đã cố gắng điều chỉnh tần số để "rà đúng đài" gen Z. Anh nói chuyện với con như những người bạn hơn là cha mẹ, tham gia hội phụ huynh để gần gũi hoạt động của các con hơn.

Anh rủ con cuối tuần không dùng điện thoại trong một tiếng sẽ được thưởng tiền. Bàn học của con được chuyển ra phòng khách, thay vì trong phòng riêng.

Gia đình còn thiết lập tự ngắt Internet điện thoại và máy tính sau 23h. "Những giải pháp này chỉ hạn chế phần nào", anh nhận xét.

Còn anh Danh thẳng thừng rằng đây là thực tế đáng báo động về nền tảng gia đình. Nhiều bạn trẻ sống thực dụng, ích kỷ và ảo, "nghiện" dùng TikTok, Facebook, Instagram...

Anh cảnh báo sau này các bạn sẽ hối hận khi người thân không còn nữa, nhưng đã muộn vì không thể quay ngược thời gian để quan tâm, chăm sóc.

"Tình cảm gia đình, huyết thống là quý giá nhất. Các con nên sống chậm lại, biết quý trọng và cùng gìn giữ tình cảm gia đình".

Con cái thiếu tôn trọng người lớn khi giao tiếp?

Theo tài khoản nhathuy vuong, có những gia đình cha mẹ nói chuyện vui vẻ trẻ trung, nhưng nguyên nhân do con cái chưa biết cách ứng xử, thiếu sự tôn trọng người trên kẻ dưới.

"Phép lịch sự tối thiểu là trả lời, thưa dạ, khi nói chuyện thì phải biết duy trì câu chuyện. Đừng lầm lẫn giữa sợ, e ngại với việc không biết cư xử, hỗn hào, thiếu tôn trọng người lớn".

Ngoài đời lắm chuyện mệt mỏi, về nhà còn bị giáo huấn nên chỉ biết ậm ừ - Ảnh 1.Chat với bạn từ sáng tới khuya không ngại, nói chuyện với cha mẹ hai câu... thấy mệt

"Nhiều lần chồng tôi tức giận đến mức định hất đổ mâm cơm, con mới chịu miễn cưỡng bước xuống bàn ăn".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp