15/11/2015 12:14 GMT+7

Cần sử dụng vốn vay hiệu quả

QUỲNH TRUNG ghi
QUỲNH TRUNG ghi

TT - Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, cụ thể hơn là vẫn cho phép Việt Nam bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.

Cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí - Ảnh: Chí Quốc
Cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí - Ảnh: Chí Quốc
Bà Victoria Kwakwa - Ảnh: Nguyễn Khánh
Bà Victoria Kwakwa -
Ảnh: Nguyễn Khánh

Tuy nhiên, việc tỉ lệ nợ công tăng nhanh trong thời gian ngắn, từ chiếm 46% tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2011 lên đến khoảng 61,3% GDP năm 2015 (theo Bộ Tài chính), theo tôi, là thật sự đáng lo ngại.

Chi tiêu lãng phí và đầu tư sai

Hiện chưa có căn cứ nào khẳng định tỉ lệ nợ công trên GDP là bao nhiêu mới là ngưỡng an toàn. Chẳng hạn như Singapore và Nhật Bản dù nợ công rất cao, chiếm lần lượt là 111% và 226% GDP (theo Eurostat), nhưng giá trị tài sản của hai quốc gia này vẫn lớn hơn nợ rất nhiều.

Do đó, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam thiết lập mức trần nợ công 65% GDP là đã có tính toán. Việc thiết lập trần nợ công nhằm đảm bảo rằng Việt Nam sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ hay trong tình trạng nợ công xấu.

Theo cách giải thích dễ hiểu nhất, nợ công chính là chi nhiều tiền hơn số tiền kiếm được - thâm hụt ngân sách. Việc nợ công tăng nhanh cũng là do thâm hụt ngân sách cao trong những năm qua, chủ yếu là do chi tiêu lãng phí và đầu tư không đúng chỗ.

Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, khiến Việt Nam phải chi nhiều tiền hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cung cấp những gói hỗ trợ tài chính, hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp trong nước nhằm duy trì và kích thích tăng trưởng kinh tế cao.

Việc Việt Nam vay đảo nợ cũng khiến nợ công tăng cao. Theo tôi được biết, Chính phủ đã không có khả năng trả nợ vay từ năm 2013 và do đó phải vay đảo nợ, tức vay nợ mới để trả nợ cũ. Năm 2013, Chính phủ phải vay đảo nợ 40.000 tỉ đồng, năm 2014 là 77.000 tỉ đồng và năm 2015 là 125.000 tỉ đồng.

Theo tôi, nguyên do chính khiến nợ công tăng cao là Chính phủ vay tiền từ thị trường trong nước với lãi suất cao và ngắn hạn. Do đó tôi đề xuất Chính phủ Việt Nam nên vay vốn ODA có lãi suất thấp hơn và trong dài hạn.

Nên có chiến lược quản lý nợ hiệu quả

Trước thực tế nợ công tăng cao, Việt Nam phải xác định năng lực trả nợ. Việt Nam phải có những kế hoạch chi tiết về tài khóa vĩ mô và những phân tích chuyên sâu để giảm thâm hụt ngân sách, qua đó góp phần giảm tỉ lệ nợ công.

Ngoài ra, qua quan sát của tôi, có rất nhiều dự án ở Việt Nam được thực hiện chậm trễ. Việc thực hiện dự án trễ bao nhiêu thì số tiền đội lên nhiều bấy nhiêu bởi vì giá cả tăng theo tỉ lệ lạm phát.

Cuối cùng Việt Nam nên có những chiến lược quản lý nợ hiệu quả, trong đó xác định được năng lực trả nợ là điều cực kỳ quan trọng. Tất cả quốc gia trên thế giới đều có chiến lược quản lý nợ chi tiết.

Tôi không cho rằng những dự án lớn như sân bay Long Thành là nguyên nhân chính của nợ công. Tôi nghĩ Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua, nghĩa là mọi người hiểu đó là một dự án cần thiết cho phát triển kinh tế. Theo tôi, để tiết kiệm chi phí, Việt Nam nên sử dụng những giải pháp kỹ thuật tốt nhất cũng như tiến hành phân tích sâu rộng các khía cạnh kinh tế, tài chính và kỹ thuật của dự án.

Ngoài ra, nợ tiềm tàng từ doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng cũng trở thành mối nguy cơ rủi ro tới tính bền vững của nợ công. Các khoản nợ này có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và có thể đe dọa đến ổn định tài khóa.

Khi vay nợ từ ngân hàng nội địa hoặc quốc tế, thỉnh thoảng các công ty nhà nước cần bảo lãnh từ Chính phủ và nhiều khi Chính phủ bảo lãnh ngầm. Nếu Chính phủ bảo lãnh cho một doanh nghiệp nhà nước nào đó vay ngân hàng thì Chính phủ phải ghi rõ ràng trong hồ sơ, sổ sách.

Một khi đã ghi rõ, Chính phủ sẽ có nghĩa vụ quản lý nguồn nợ đó tốt hơn và sử dụng một cách hiệu quả. Đừng sử dụng sự bảo lãnh ngầm.

Theo đồng hồ nợ công thế giới, tính đến ngày 30-10-2015, nợ công của Việt Nam là 93 tỉ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó có nghĩa là mỗi công dân Việt Nam phải gánh khoảng 1.000 USD nợ công.

VICTORIA KWAKWA
(giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Chỉ lo dùng tiền vay sai mục đích

Đa số các nước trên thế giới đều vay nợ, trong đó có cả Mỹ và Nhật Bản. Tất cả các nước đang phát triển cũng cần vay nợ để phát triển kinh tế. Do đó về bản chất, vay nợ không xấu.

Quan trọng là hãy dùng tiền vay nợ để đầu tư đúng mục đích, chẳng hạn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, đầu tư vào giáo dục để đào tạo ra những người giỏi giang, giúp nền kinh tế cạnh tranh hơn, qua đó giúp đất nước thu về nhiều tiền hơn.

Do đó, nếu sử dụng tiền một cách hợp lý, chúng ta sẽ không lo ngại về nợ công gia tăng. Những gì khiến chúng ta lo lắng chính là việc sử dụng số tiền vay nợ sai mục đích hay tư túi cá nhân.

QUỲNH TRUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp