Xe
22/06/2022 09:03 GMT+7

Nikkei Asia: Xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á

QUANG PHONG
QUANG PHONG

Sự tăng trưởng của xe điện tại Đông Nam Á cũng có sự can thiệp rất lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nikkei Asia: Xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á - Ảnh 1.

Ioniq 5 đang là mẫu xe điện chiến lược của Hyundai tại nhiều thị trường - Ảnh: Hyundai

Thị trường xe điện đang dần dần hình thành tại Đông Nam Á trong bối cảnh nhiều hãng xe bắt đầu khởi động dây chuyền lắp ráp xe điện tại 3 quốc gia cùng lúc - một bước tiến cực kỳ quan trọng trong việc giảm giá bán xe điện trong khu vực.

Phần lớn các hãng xe trên tới từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi Nhật Bản - quốc gia vốn chiếm 80% doanh số xe bán ra toàn khu vực Đông Nam Á - có phần chậm chạp và chưa muốn chuyển đổi, trang Nikkei Asia nhận định.

Nikkei Asia: Xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á - Ảnh 2.

Wuling Hongguang Mini EV sẽ sớm xuất hiện tại Đông Nam Á sau khi làm mưa làm gió tại Trung Quốc - Ảnh: Wuling

Chỉ vài tháng sau khi Hyundai Motor khởi động dây chuyền lắp ráp xe điện tại Indonesia, liên doanh SAIC - GM - Wuling tới từ Trung Quốc cũng hé lộ chủ lực xe điện của họ sẽ được đưa vào sản xuất nội địa từ cuối năm. Cái tên được chọn không gì khác ngoài Wuling Hongguang Mini EV - dòng xe thuần điện bán chạy nhất Trung Quốc trong năm 2021. Mức giá khởi điểm chỉ 4.880 USD là bệ phóng cực kỳ vững chắc giúp đảm bảo thành công của cái tên này.

Chỉ cần phía liên doanh Trung Quốc giữ được tương đối biểu giá tại Indonesia giống ở Trung Quốc, khả năng thành công của Wuling Hongguang Mini EV là rất cao, xét tới việc giá phần lớn ôtô tại đảo quốc này hiện không dưới 35.000 USD. Trước đó vào năm 2021, tại đây chỉ có vỏn vẹn 700 xe điện bán ra.

Indonesia có trữ lượng tài nguyên lớn phục vụ tốt cho quá trình sản xuất xe điện cũng như nhiều ngành nghề liên quan tới xe điện khác. Jakarta kỳ vọng phân khúc xe xanh này sẽ chiếm ít nhất 20% lượng xe bán ra toàn quốc từ năm 2025 và đang đưa ra trợ thuế cho các hãng xe đầu tư lắp ráp xe điện tại đây.

Nikkei Asia: Xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á - Ảnh 3.

Ora Good Cat sở hữu nội, ngoại thất không tồi so với tầm giá của mình - Ảnh: Drive

Trong khi đó, Thái Lan - "Detroit của Đông Nam Á" - kỳ vọng tỉ lệ 30% xe điện bán ra từ năm  2030. Vào ngày 9-6, họ đã giảm thuế xe điện còn 1/4 (từ 8% xuống 2%) cho những hãng xe điện sẵn sàng lắp ráp nội địa. Chính phủ nước này cũng đảm bảo trợ thuế tối đa 4.240 USD cho mỗi đầu xe điện bán ra.

Tập đoàn Great Wall Motor (Trung Quốc) đã ngay lập tức có phản hồi sau thông tin nói trên, với việc hạ giá dòng xe điện Ora Good Cat của họ tại Thái Lan xuống 8% (còn 763.000 baht, tương đương 501 triệu đồng). Nhờ thế số đơn hàng họ nhận được cho dòng xe này nay đã lên tới 4.700 xe - con số gấp đôi tổng lượng xe điện bán ra trên toàn lãnh thổ Thái Lan vào năm ngoái. Phía tập đoàn Trung Quốc cũng cam kết sẽ còn hạ giá xe nữa vào năm 2023 khi dây chuyền lắp ráp nội địa của họ hoàn chỉnh.

Ngoài Great Wall, Toyota và SAIC cũng sẽ tận dụng trợ giá của người Thái. Tập đoàn xe số 1 thế giới sẽ bán xe điện nhập Nhật tại Thái Lan từ năm 2023 và bắt đầu chuyển sang lắp xe điện nội địa từ năm 2024.

Mercedes-Benz trong thông báo của mình đã lên kế hoạch lắp xe điện tại Thái Lan từ năm 2024 sau khi khởi động dây chuyền sản xuất xe thường từ năm nay.

Volvo, hồi tháng 3 vừa qua đã bắt đầu lắp ráp xe tại Malaysia. Một tập đoàn Trung Quốc là Changan Automobile trong tháng 1 cũng đã xác nhận sẽ xây dựng nhà máy xe điện tại quốc gia này. Tại Việt Nam, VinFast đã thông qua kế hoạch bán xe điện lắp ráp nội địa từ tháng 12 tới.

Nikkei Asia: Xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á - Ảnh 4.

Việc xây dựng mạng lưới trạm sạc công cộng cần sự chung tay của chính phủ các nước lẫn các hãng xe - Ảnh: Hyundai

Tại Philippines, một quốc gia khá chậm trễ trong việc sử dụng hay thúc đẩy xe điện, một điều luật mới được đưa vào từ tháng 5 yêu cầu mọi nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và hàng hóa trong nước phải có ít nhất 5% xe điện trong tương lai. Chính phủ nước này cũng đang thảo luận các chính sách ưu đãi trong nhập khẩu và sản xuất dòng xe mới.

Nếu có một yếu tố cản trở xe điện thành công ở Đông Nam Á, điều đó không tới từ chính sách của chính phủ các nước, mà tới từ cơ sở hạ tầng, cụ thể là hệ thống trạm sạc công cộng, còn chưa vững mạnh. Ngoài ra, điện cung cấp cho xe điện trong khu vực cũng là một yếu tố đau đầu khác, khi tại nhiều nước nguồn năng lượng này không phải năng lượng xanh đúng nghĩa, mà được sản xuất nhờ đốt dầu.

Các hãng xe Nhật Bản, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, vẫn chú trọng xe hybrid nhiều hơn là xe điện tại Đông Nam Á. Trong khi đó, người Trung Quốc và Hàn Quốc đang xây dựng cơ sở hạ tầng xe điện trong khu vực để thúc đẩy người mua. Với hai cách tiếp cận này, rất có khả năng xe Nhật sẽ mất dần thị phần trong khu vực xét tới việc xe điện có khả năng rất cao sẽ chiếm vị trí số 1 của xe xăng từ năm 2035 trở đi.

Những lầm tưởng tai hại khiến xe điện thiệt thòi với xe xăng Những lầm tưởng tai hại khiến xe điện thiệt thòi với xe xăng

Như nhiều sản phẩm mới khác, có rất nhiều thông tin sai lệch xung quanh xe điện.

QUANG PHONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp