Phóng to |
Vì vậy UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu tạm thời niêm phong phân xưởng nhuộm của Công ty Meisheng.
Điều đáng nói là khi triển khai dự án trên, đã có ý kiến phản đối và đề nghị di dời sang nơi khác, nhưng do chủ đầu tư cam kết làm đường ống dẫn nước thải dài hơn 9km từ nhà máy đổ ra sông Dinh và không ảnh hưởng đến hồ Đá Đen nên dự án được tồn tại. Thế nhưng suốt quá trình hoạt động, Công ty Meisheng đã liên tục vi phạm bảo vệ môi trường. Mới đây vào tháng 3, các cơ quan chức năng tỉnh đã phát hiện nước thải trong quá trình nhuộm của công ty chảy ra môi trường theo hệ thống thoát nước mưa.
Nghiêm trọng hơn, hệ thống thoát nước mưa của nhà máy đổ ra suối Lúp, chảy về hồ Đá Đen. Chưa hết, do phân xưởng nhuộm vận hành công suất lớn nên hồ chứa nước thải nhuộm có dung tích 8.500m2 đã đầy và có nguy cơ tràn ra ngoài. Trước đó vào tháng 7-2010, đường ống dẫn nước thải của Công ty Meisheng bị bục làm nước thải thẩm thấu ra môi trưởng. Ngoài ra, ngành chức năng còn phát hiện đơn vị này xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Sau sự cố bục đường ống, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện đường ống này xây dựng trái phép, không có thiết kế. Do đó vào năm 2011, UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phải trình phương án xây dựng tuyến ống, hồ sơ pháp lý để Sở Xây dựng thẩm định và phê duyệt. Thế nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện. Trước thực trạng trên, ngày 10-4 ông Trần Ngọc Thới, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có công văn yêu cầu tạm thời niêm phong phân xưởng nhuộm của Công ty Meisheng cho đến khi thực hiện xong tuyến thoát nước thải.
Quá trình hình thành phân xưởng nhuộm Tháng 12-2007, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đồng ý giao toàn bộ cụm CN-TTCN Ngãi Giao, rộng 30ha cho Công ty TNHH xây dựng thương mại Kim Cương (TP.HCM) làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Sau khi hoàn thành hạ tầng, Kim Cương đã kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp là Deltrone Investments Ltd thuê toàn bộ diện tích đất của cụm để thành lập Công ty Meisheng Textiles VN đầu tư dự án nhà máy sản xuất sợi, vải dệt kim, vải đan móc với quy mô: nhà máy kéo sợi công suất 18.000 tấn/năm; nhà máy dệt công suất 5.000 tấn/năm. Tiếp đến vào tháng 4-2009, Công ty Kim Cương lại có văn bản gửi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xin bổ sung loại hình nhuộm vào cụm, với công suất không quá 500 tấn/năm và đã được UBND tỉnh chấp thuận với điều kiện chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận