23/04/2019 16:42 GMT+7

Nhượng quyền ngành bán lẻ 'khát' nhân sự ở Việt Nam

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Các kỹ năng liên quan đến tiếp thị số (digital marketing) và thương mại điện tử (e-commerce) là ưu thế hàng đầu ở ứng viên.

Nhượng quyền ngành bán lẻ khát nhân sự ở Việt Nam - Ảnh 1.

Kỹ năng số hóa hiện là một “điểm cộng” ở ứng viên trong mắt nhiều nhà tuyển dụng - Ảnh: HrinAsia

Tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Group (Nhật Bản) công bố dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng lao động cấp trung - cao tại Việt Nam trong quý I-2019. Dữ liệu có được từ hàng ngàn yêu cầu tuyển dụng của đối tác tập đoàn.

Ưu tiên kỹ năng số hóa

Khảo sát chỉ ra kỹ năng số hóa là một "điểm cộng" trong nhiều lĩnh vực, nhất là ở ngành hàng tiêu dùng nhanh. Lí do là làn sóng các doanh nghiệp đa quốc gia lần đầu tiên mở văn phòng tại Việt Nam tăng nhanh, trong đó đáng kể nhất là ở các lĩnh vực thực phẩm, nước giải khát, bia rượu và mỹ phẩm.

Dưới tác động của việc đẩy mạnh kinh doanh, quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mãi... nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến khối kinh doanh và marketing từ cấp nhân viên đến vị trí quản lý cấp cao theo đó tăng mạnh. 

Các kỹ năng liên quan đến tiếp thị số (digital marketing) và thương mại điện tử (e-commerce) là ưu thế hàng đầu ở ứng viên.

Một điểm cũng đáng lưu ý là xu hướng nhượng quyền ngành bán lẻ đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao những tháng đầu năm nay. Sự bành trướng của các công ty quốc tế và nội địa trong lĩnh vực mỹ phẩm, thời trang, thức ăn và đồ uống (F&B)... kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí từ cấp trung đến cấp cao tăng vọt.

Các doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) của Việt Nam cũng không ngừng tìm kiếm, phát triển và mở rộng số lượng cửa hàng… càng khiến "cuộc đua" về nhu cầu tuyển dụng cho các chuỗi cửa hàng nóng lên.

Biết tiếng Hoa là lợi thế lớn

Dưới "làn sóng" dịch chuyển nhà máy, các dây chuyền từ Trung Quốc sang Việt Nam (đặc biệt ở ngành công nghiệp phụ trợ, gỗ nội thất…), việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài ở mảng công nghiệp sản xuất càng trở nên căng thẳng.

Một số dự án mới vào Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng quy mô nhân sự từ gấp hai đến gấp ba lần trong năm nay, đặc biệt ở mảng thiết bị điện tử, sản xuất linh kiện cao cấp…

Các vị trí có nhu cầu tuyển dụng nhiều chủ yếu là vị trí giám sát và cấp quản lý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng yêu cầu tuyển dụng các ứng viên phải nói được tiếng Hoa.

Chia sẻ riêng với Tuổi Trẻ Online, đại diện Navigos Search (thuộc Navigos Group) cho biết với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, biết tiếng Hoa là yêu cầu bắt buộc ở ứng viên, nếu ứng viên biết thêm tiếng Anh thì coi như có thêm "điểm cộng".

Khảo sát cũng ghi nhận trong năm nay nhiều doanh nghiệp thực phẩm đã tham gia xây dựng mô hình "Nông nghiệp 3F" (Feed: thức ăn chăn nuôi, Farm: trang trại, Food: thực phẩm). Các doanh nghiệp đầu tư số vốn "khủng" vào dây chuyền sản xuất và chế biến hiện đại, áp dụng những công nghệ tiêu chuẩn châu Âu. 

Xu hướng phát triển mô hình nông nghiệp mới này dẫn đến những yêu cầu trong tuyển dụng của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể.

Cuối cùng, "sóng ngầm" M&A (thương vụ mua bán và sáp nhập) trong lĩnh vực địa ốc đi cùng sự phát triển của các khu vực lân cận trung tâm như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… khiến thị trường bất động sản Việt Nam dự đoán tăng ở mức 15%. 

Điều này kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí cấp cao (C-level) tăng.

Những công ty nào hút người lao động nhất Việt Nam?

TTO - Vinamilk, Vietcombank, Nestle Vietnam, Samsung, Viettel, CocaCola, PepsiCo… là những cái tên đứng đầu danh sách bình chọn nơi làm việc tốt nhất, theo kết quả khảo sát 75.500 người đi làm tại 674 doanh nghiệp thuộc 24 ngành nghề.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp