Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, Việt Nam có hơn 5.000 loài cây thuốc nhưng vẫn phải nhập nhiều dược liệu… Vài năm gần đây, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với người nông dân tạo ra các vùng trồng dược liệu sạch theo chuẩn Quốc tế GACP-WHO (Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới).
Nam Dược là một trong những doanh nghiệp dược đi đầu, tạo được vùng trồng chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm Siro ho cảm Ích Nhi là một điển hình.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thượng Dong, nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam - Chuyên gia đầu ngành về Dược liệu cũng là dịch giả tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu sang tiếng Việt vào năm 2003 cho biết, các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO phải đảm bảo nhiều tiêu chí khắt khe như:
- Chọn giống cây trồng chính xác.
- Trồng tại vùng sinh thái phù hợp để cây đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất.
- Đất trồng không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng.
- Nguồn nước tưới tiêu không nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc kim loại nặng hay chảy qua các khu chăn nuôi gia súc, bệnh viện…
- Quản lý qúa trình chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo không tồn dư các chất gây hại.
- Thu hái, chế biến theo đúng quy trình, người mang mầm bệnh truyền nhiễm không được phép tham gia.
- Có hồ sơ quản lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ dược liệu.
Tất cả các yếu tố này nhằm đảm bảo dược liệu phải chính xác, đạt tính an toàn và có hiệu quả, tức là có tác dụng điều trị.
Theo PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong, các vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sản phẩm an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số vùng trồng theo GACP-WHO làm nên Siro ho cảm Ích Nhi của Nam Dược.
Vùng cát cánh tại Lào Cai
Vùng trồng cát cánh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Lào Cai
Theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc" của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật: Cát cánh được trồng lâu đời ở Trung Quốc và nhập vào Việt Nam khoảng 40 năm gần đây… Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho, khử đờm, chống loét và chống viêm.
Cát cánh là một thành phần chính trong sản phẩm thảo dược hàng đầu hỗ trợ trị ho, cảm lạnh cho trẻ em tại Việt Nam là Siro ho cảm Ích Nhi.
Chuyên gia của Dự án BioTrade cho biết, gần đây cây cát cánh được tái di thực về Việt Nam vào 2006, suốt 3 năm nhân giống, trồng thử nghiệm, cây đã sinh trưởng và cho sản lượng tốt, đặc biệt hàm lượng saponin trong rễ cát cánh sau thu hoạch cao gấp 3 lần so với hàm lượng dược liệu cát cánh nhập từ Trung Quốc. Tới 2018, Vùng trồng Dược liệu Cát cánh tại Bắc Hà, Lào Cai với quy mô 9ha đã được Bộ Y Tế thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
Vùng quất tại Nam Định
Vùng quất rộng 10ha của Ích Nhi nằm biệt lập trên bãi bồi giữa sông Đào tại Vụ Bản, Nam Định
Theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam", quả Quất (Tắc) được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, đặc biệt là ho lâu ngày không khỏi.
Vùng trồng quất dược liệu cho Siro ho cảm Ích Nhi nằm biệt lập giữa bãi bồi của sông Đào (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định), tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ các vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh. Trồng giữa bãi đất bồi theo phương pháp tự nhiên và được chăm bón hữu cơ bằng bột đậu nành, Quất (tắc) ra quả quanh năm, có sức đề kháng tự nhiên tốt, ít sâu bệnh. Tháng 9/2017, vùng quất được Bộ Y tế thẩm định đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
Quất được thu hái khi vừa chín để cho hàm lượng hoạt chất cao và tốt nhất. Chủ vườn phải kiểm soát sát sao chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho nhà sản xuất. Ông Đoàn Văn Hoa, quản lý vùng trồng khẳng định: "Tại đây, mẫu mã quất không quan trọng nhưng độ sạch và chất lượng phải đặt lên hàng đầu". Những trái quất đạt chuẩn sẽ được đưa tới khu sơ chế, vượt qua một lần kiểm tra nữa, rồi mới làm sạch, diệt khuẩn và đưa vào hệ thống chiết xuất.
Vùng Húng chanh (Tần lá dày) tại Đồng Tháp
Húng chanh trồng tại Đồng Tháp của Ích Nhi có hàm lượng hoạt chất cao vượt trội
Theo cuốn "Cây Thuốc và Vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi, lá húng chanh (Tần lá dày) có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi…
Để có nguồn dược liệu tốt sản xuất siro hỗ trợ trị ho cảm cho trẻ em, Ích Nhi đã xây dựng vùng trồng húng chanh tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hàm lượng tinh dầu trong húng chanh trồng tại vùng này cao hơn 15-20% so với tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam.
Kết quả này có được là nhờ vùng trồng luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các nguyên tắc theo quy định của GACP-WHO: Dùng tấm phủ mặt đất để chống cỏ dại nên không phải sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Mặt khác, vùng trồng có sử dụng riêng hệ thống tưới phun, thoát nước tự động, theo quy trình trồng và chăm sóc tốt nên cây luôn cho nhiều lá.
Để đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, các vùng trồng dược liệu sạch Ích Nhi phải đảm bảo 3 KHÔNG: Không dư lượng thuốc trừ sâu, Không thuốc kích thích tăng trưởng, Không hóa chất bảo quản và 3 CÓ: Có nguồn giống tốt, Có hoạt chất cao, ổn định; Có quy trình chuẩn. Bào chế Siro ho cảm Ích Nhi được Bộ Y tế chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú và là "Sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn số 1 trong hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp trẻ em" theo khảo sát vào 2019 của Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận