Tối 13-10-2018
Website của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bị hacker tấn công. Tin tặc thông báo sẽ bán 275.000 dữ liệu khách hàng với giá 100.000 USD và người mua phải thanh toán bằng Bitcoin hoặc Bitcoin Cash.
Đầu tháng 9-2018
Google bị cáo buộc là đã mua các thông tin tài chính của khách hàng từ hãng cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán Mastercard sau đó cung cấp cho các nhà quảng cáo công cụ "thước đo bán hàng" dựa trên dữ liệu mua được.
Tháng 7-2018
Hệ thống giám sát virus của Bkav phát hiện mã độc gián điệp ẩn mình trong các phần mềm giả mạo, có khả năng theo dõi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook… Tại Việt Nam, đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy.
Giữa tháng 7-2018
Một số khách hàng ngân hàng VPBank nhận được email giả mạo cảnh báo an ninh, gửi từ địa chỉ [email protected] . com.vn. Theo các chuyên gia, máy tính quản trị tên miền vpbank.com.vn có thể đã bị hacker tấn công có chủ đích, chiếm quyền quản trị. Đại diện VPBank cho biết, vụ việc không ảnh hưởng tới các giao dịch và hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Cuối tháng 4-2018
Thông tin về việc trình duyệt Cốc Cốc thu thập thông tin tài khoản Facebook của người dùng làm xôn xao dư luận. Đại diện Cốc Cốc giải thích hành động này để phục vụ một tính năng của trình duyệt nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chứ không phải thu thập thông tin người dùng.
Cuối tháng 3-2018
Bkav phát hiện hơn 139.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo mới W32. AdCoinMiner, phát tán qua dịch vụ quảng cáo trực tuyến Adf.ly và lỗ hổng phần mềm.
Cuối tháng 1-2018
Bkav cảnh báo đã có hơn 35.000 thiết bị smartphone tại Việt Nam nhiễm virus GhostTeam đánh cắp mật khẩu Facebook. Mã độc này lợi dụng hàng loạt ứng dụng Việt phổ biến như lịch vạn niên, đèn pin, la bàn... trên Google Play để phát tán.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận