18/05/2019 09:04 GMT+7

Những vết thương trong con trẻ

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

TTO - Một xã hội phát triển bền vững cần có một thế hệ trẻ khỏe mạnh về tinh thần. Để có được điều đó, sự thay đổi phải bắt đầu từ những người lớn, bởi một lời nói, một cử chỉ nhỏ và vô tình cũng có thể để lại những vết thương tinh thần sâu sắc.

Những vết thương trong con trẻ - Ảnh 1.

Nhìn những hình ảnh học sinh bị cô giáo bắt quỳ gối trước bục giảng, trong giờ học và trước các bạn cùng lớp, tôi nhớ lại những của một số thầy cô giáo ngày tôi còn đi học.

Có một lần, chỉ vì chạy chơi trong giờ giải lao ở sân trường dưới trời mưa, tôi và các bạn nữ bị cô chủ nhiệm bắt đứng trước lớp.

Cô mắng chúng tôi là con gái mà sao hư hỏng, đùa cợt dưới mưa. Cô ra lệnh chúng tôi xòe tay ra rồi dùng thước quật thật mạnh, nhiều lần vào giữa lòng bàn tay của chúng tôi.

Tất cả các bạn trong lớp đã chứng kiến việc chúng tôi bị phạt. Kỷ niệm ấy đến bây giờ tôi vẫn nhớ, dù nhiều năm tháng đã trôi qua.

Một vài năm sau đó, khi nhận được học bổng du học ở Úc, tôi phát hiện ra điều trái ngược: ở tất cả các lớp mà tôi học, sinh viên không hề có biểu hiện sợ hãi thầy cô. Mọi người mạnh dạn phát biểu và thậm chí còn sẵn sàng phản bác ý kiến của thầy cô giáo.

Điều rất lạ là họ không hề bị la mắng hay bị trừng phạt bởi những ý kiến trái ngược, mà tư duy độc lập của họ còn được khuyến khích.

Ở các lớp cấp I và II cũng vậy: sự tôn trọng lẫn nhau, không khí dân chủ và bình đẳng tạo ra sự vui vẻ, phấn khích, lôi kéo sự tham gia sôi động của các học trò.

Sống ở Úc 5 năm, tôi đã quan sát một cách thèm thuồng cách đa số các bậc phụ huynh đối xử với con mình. Khi trẻ còn nhỏ, thay vì bắt ép trẻ ăn, họ thường đặt lên bàn một số loại thức ăn để trẻ có thể tự bốc, tự ăn.

Khi trẻ bắt đầu đến trường, cha mẹ cho trẻ quyền được chọn quần áo để mặc hằng ngày, thay vì quyết định thay cho chúng... Những hành động nhỏ đó không chỉ dạy trẻ tính tự lập mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ.

Một số năm gần đây, khi tham gia giảng dạy ở một số trường quốc tế, một điều tôi luôn được nhắc nhở là cần phải tôn trọng học trò, nhất là các học trò cá biệt, bởi vì các em rất dễ bị tổn thương.

Sự phát triển về tinh thần và tâm hồn của trẻ được đề cao hơn cả những kiến thức văn hóa. Kiến thức chưa có thì có thể học được, nhưng một khi tâm trí của các em hằn những lòng, của sự trừng phạt, của sự xúc phạm, hậu quả để lại rất nặng nề và khó lòng khắc phục.

Học trò ở các trường nơi tôi giảng dạy cũng thường được trang bị kiến thức để bảo vệ quyền của mình qua việc học và thảo luận về những công ước quốc tế về quyền .

Trẻ em xét về cá thể cũng là người lớn chúng ta, ý kiến, sở thích, quyền, nhân phẩm của những con người nhỏ tuổi đó cần được trân trọng và bảo vệ, như người lớn chúng ta. Một xã hội phát triển bền vững cần có một thế hệ trẻ khỏe mạnh về tinh thần.

Để có được điều đó, sự thay đổi phải bắt đầu từ những người lớn. Người lớn cần học cách tôn trọng con trẻ bởi đó là một công việc hết sức khó khăn: một lời nói, một cử chỉ nhỏ và vô tình cũng có thể để lại những vết thương tinh thần sâu sắc.

Tạm đình chỉ đứng lớp cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp

TTO - Vì học sinh hư, buộc phải quỳ trong lớp, cô giáo Lê Thị Q. (giáo viên Trường THCS Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội) đã bị ngành giáo dục tạm đình chỉ việc giảng dạy.

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp