10/07/2023 19:00 GMT+7

Những tiến bộ giúp phòng ngừa và điều trị bảo vệ tim mạch ở bệnh đái tháo đường

Bệnh lý tim mạch và bệnh thận là biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tạo thành bệnh tim mạch-thận-chuyển hóa.

Những tiến bộ giúp phòng ngừa và điều trị bảo vệ tim mạch ở bệnh đái tháo đường - Ảnh 1.

ThS.BS. Nguyễn Hữu Trâm Em - Giám đốc BV Hoàn Mỹ Sài Gòn chia sẻ về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện và phát triển chương trình quản lý đái tháo đường tại bệnh viện.

Nghiêm trọng hơn, những người mắc ba bệnh đái tháo đường, suy thận, nhồi máu cơ tim này cùng lúc có nguy cơ bị giảm tuổi thọ. Quản lý tốt đem lại hiệu quả phòng ngừa và điều trị hiệu quả 2 biến chứng này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, quan trọng hơn là bảo vệ tính mạng và kéo dài tuổi thọ của người bệnh ĐTĐ.

Đó là nội dung thông tin quan trọng được các y bác sĩ cập nhật và thảo luận tại hội thảo "Cập nhật tiến bộ trong điều trị bảo vệ tim mạch – thận ở người bệnh đái tháo đường" tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (BV HMSG) ngày 30-5 vừa qua.

Trong hơn 5 năm gần đây, y học đã có những tiến bộ quan trọng đem đến hiệu quả tốt giúp phòng ngừa và điều trị bảo vệ tim mạch ở bệnh ĐTĐ. Điển hình là thành công ấn tượng tại BV HMSG trong chương trình Quản lý toàn diện bệnh ĐTĐ tuýp 2.

Theo thống kê từ nghiên cứu đoàn hệ đa quốc gia được công bố tại tạp chí Diabetes Obes Metab, tỷ lệ biến chứng thận ở bệnh ĐTĐ trung bình trên thế giới là 36%. Việc áp dụng chương trình Quản lý toàn diện bệnh ĐTĐ tuýp 2 đem lại những kết quả vượt trội, đặc biệt kiểm soát tỷ lệ biến chứng suy thận ở người bệnh ĐTĐ chỉ còn 5%. 

Hàng năm, BV HMSG tiếp nhận gần 60.000 lượt người bệnh ĐTĐ tuýp 2. Chương trình đã giúp cho hàng chục ngàn người bệnh ĐTĐ có được chất lượng cuộc sống tốt và tuổi thọ lâu dài.

Những tiến bộ giúp phòng ngừa và điều trị bảo vệ tim mạch ở bệnh đái tháo đường - Ảnh 2.

BS.CKII. Nguyễn Thị Thu Mai, Phó Giám đốc Chuyên môn, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn chia sẻ về hiệu quả chương trình quản lý đái tháo đường tại bệnh viện

Một tiến bộ khác của y học, đó là sự ứng dụng lâm sàng thành công của các hoạt chất mới trong thuốc dành cho bệnh ĐTĐ đem đến hiệu quả tốt trong phòng ngừa biến chứng tim mạch - thận và kiểm soát giảm biến cố từ 2 biến chứng này ở người bệnh ĐTĐ.

Vai trò quan trọng của người bệnh và thân nhân đem lại hiệu quả phòng và điều trị hiệu quả các biến chứng nguy hiểm ở bệnh ĐTĐ

Điều gì đã làm nên thành công ấn tượng của Chương trình quản lý toàn diện ĐTĐ tuýp 2? BS. CKII. Nguyễn Thị Thu Mai, Phó Giám đốc Chuyên môn, BV HMSG cho biết: "Cứ mỗi 1% HbA1c được giảm, giúp giảm từ 12%-43% các biến chứng mạch máu nhỏ, quan trọng nhất là giảm tới 21% tử vong liên quan đến ĐTĐ. 

Việc kiểm soát chỉ số HbA1c và các chỉ số huyết áp, mỡ máu là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem đến thành công của chương trình.

Yếu tố thứ hai là sự thấu hiểu và đồng hành của người bệnh và thân nhân trong việc tuân thủ phác đồ chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc thay đổi thói quen lối sống khỏe mạnh. Vì vậy, sự giáo dục kiến thức chăm sóc sức khỏe và vận động người bệnh cùng thân nhân nhằm đạt được sự đồng hành phối hợp của cả gia đình là rất quan trọng.

Yếu tố tiếp theo là việc tầm soát nguy cơ phát hiện sớm các biến chứng nhằm điều trị hiệu quả. Cuối cùng là vai trò của thuốc bảo vệ Tim mạch - Thận trong quá trình phòng ngừa và điều trị 2 biến chứng này".

Những tiến bộ giúp phòng ngừa và điều trị bảo vệ tim mạch ở bệnh đái tháo đường - Ảnh 3.

Bác sĩ khuyến nghị tham gia chương trình tầm soát phòng chống nguy cơ ĐTĐ và các biến chứng liên quan nhằm có chất lượng cuộc sống tốt và sức khỏe dài lâu

Người chưa bị ĐTĐ làm gì để phòng chống bệnh? Theo bác sĩ Thu Mai, những người có nguy cơ cao về bệnh ĐTĐ cần tầm soát Tiền Đái Tháo Đường để phòng bệnh sớm.

Yếu tố Nguy Cơ

- Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường (như là cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường).

- Thừa cân (BMI>= 25 kg/m2.

- Không hoạt động thể chất thường xuyên.

- Người trên 45 tuổi

- Tiền sử rối loạn dung nạp glucose lúc đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose dung nạp (IGT) tức là bệnh tiền đái tháo đường.

- Huyết áp cao (>= 140/90 ở người lớn)

- Rối loạn lipid máu: Cholesterol HDL <= 35mg/dL và/hoặc mức triglyceride >= 250mg /dL.

- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4,1Kg.

- Hội chứng buồng trứng đa nang.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, tham gia chương trình quản lý toàn diện ĐTĐ tuýp 2, bắt đầu với việc kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu theo kế hoạch điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa đồng thời thực hiện tầm soát định kỳ các biến chứng ĐTĐ.

- Tầm soát biến chứng mắt: Chẩn đoán bằng phương pháp chụp soi đáy mắt định kỳ 1 năm/lần

- Tầm soát bệnh lý tim mạch: Chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm, điện tâm đồ. Trong trường hợp cần thiết sẽ chỉ định người bệnh làm thêm phương pháp gắng sức như điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, CT mạch vành, mạch máu.

- Tầm soát bệnh thận: Kiểm tra creatinine máu và nước tiểu theo định kỳ 6 tháng/lần

- Tầm soát bệnh lý mạch máu ngoại biên: Thường được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm không xâm lấn như đo chỉ số ABI và vận tốc sóng mạch, siêu âm mạch máu, chụp CT mạch máu.

- Tầm soát bệnh thần kinh ngoại biên: bằng phương pháp đo điện cơ.

Tầm soát Tiền Đái Tháo Đường: khám & tầm soát chỉ số HbA1c cùng chỉ số đường huyết.

Hotline tư vấn chương trình quản lý đái tháo đường BV HMSG: 028 3990 2468

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp