14/03/2010 15:00 GMT+7

Những người phụ nữ trong Đời cát

 NGUYỄN HỮU CÔNG
 NGUYỄN HỮU CÔNG

TTO - Tôi may mắn được đọc truyện ngắn Ba người trên sân ga trước khi xem đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chuyển thể thành phim Đời cát. Mặc dù có nhiều thay đổi giữa câu chuyện văn học và điện ảnh, song tôi cũng phần nào nhìn thấy được thế nào là vết tích của chiến tranh dù thời tôi sinh ra đã là hòa bình.

wJQUqXso.jpgPhóng to
Hồng Ánh trong phim Đời cát - Ảnh tư liệu
TTO - Tôi may mắn được đọc truyện ngắn Ba người trên sân ga trước khi xem đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chuyển thể thành phim Đời cát. Mặc dù có nhiều thay đổi giữa câu chuyện văn học và điện ảnh, song tôi cũng phần nào nhìn thấy được thế nào là vết tích của chiến tranh dù thời tôi sinh ra đã là hòa bình.

Một điều mà ai cũng có thể thấy được ở Đời cát rất ít lời thoại. Câu chuyện éo le của những con người sau cuộc chiến tranh tàn khốc đã không diễn tả nhiều bằng lời mà bằng chính sự phức tạp của thế giới nội tâm.

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã không cố lên gân, không kịch liệt phản đối, không đay nghiến chiến tranh mà tạo ra một Đời cát rất nhẹ nhàng song những thương tổn không thể nào cân, đo, đong, đếm được. Những vui buồn, trăn trở, ray rứt của những con người hậu chiến được ông khắc họa một cách chân thực. Trong số đó, tôi đặc biệt chú ý đến số phận người phụ nữ.

Người ta thường bảo phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi có một biến cố nào đó xảy ra. Chiến tranh đã qua đi, vết thương trên thịt da đang dần kéo da non nhưng vết thương lòng thì vẫn cứ mãi còn đó.

Khi bóng giặc không còn trên đất nước, ông Cảnh (Đơn Dương) trở về làng Cò sau 20 năm tập kết với thân thể vẫn còn lành lặn. Đó là niềm vui khôn xiết của người vợ thủy chung đợi chờ ông trong mòn mỏi. Yêu nhau, lấy nhau, ở với nhau chưa quen hơi vợ chồng, bà đành gạt nước mắt để ông ra đi vì Tổ quốc nhưng trong dạ luôn sắc son lời thề.

Đã bao lần người đồng đội cùng đơn vị đứng “mọc rễ” trước cửa nhà nhưng bà vẫn dặn lòng rằng mình là gái đã có chồng. Mỗi đêm nghe tiếng nạng gỗ của Huy (Công Ninh) qua ngõ là bấy nhiêu lần bà vội vã đóng cửa “xua” người đồng đội ấy đi về. Nhưng bà có biết đâu rằng giờ đây ông Cảnh đã có một người vợ khác ở ngoài kia chứ không chỉ riêng bà.

Tôi nhớ cảnh hai ông bà gặp nhau đó là một ngày trời nổi giông bất chợt như chính sự trở về của ông mang đến cho đến cho đời bà. Ông Cảnh trở về mang đến cho bà Thoa (Mai Hoa) hạnh phúc tràn đầy nhưng kèm với đó là vết thương quá lớn. Chờ chồng từ thuở còn xuân sắc cho đến khi chồng trở về cũng là lúc bà qua cái thì con gái. Người đàn bà mà mỗi lần nghĩ đến “chuyện đó” đã không còn cảm giác gì vẫn cố gắng làm vui lòng chồng vì tình yêu thương.

Tôi không trách ông Cảnh sao nỡ quên đi lời thề, mà chỉ trách sao chiến tranh đặt họ vào hoàn cảnh trớ trêu đến nghiệt ngã như vậy. Có khán giả nào có xem đến đoạn cuối của phim thì mới thấy hết được tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam.

Ở đó, sự bao dung và đức hy sinh cao cả của người phụ nữ được bộc lộ rõ nét nhất. Hai người đàn bà cùng tình yêu thương sâu đậm với một người đàn ông, nhưng không thể ích kỷ nhận nó về cho riêng mình để người kia sống cô độc trong chuỗi ngày còn lại. Họ cần tình yêu, cần người đàn ông mà mình yêu thương nhưng trên hết họ biết nghĩ cho nhau…

Tôi biết rằng trên quê hương này không chỉ có một mà còn nhiều, còn nhiều phụ nữ như bà Cảnh, như cô Tâm. Tôi gọi họ là những người phụ nữ “Đời cát”, những người phụ nữ mà cuộc đời tựa hồ như những hạt cát nhỏ nhoi, dễ bay đi trước giông bão nhưng không bao giờ tan biến.

Mời bạn đọc tham gia viết về những bộ phim Việt Nam yêu thích

Nhằm hưởng ứng Ngày điện ảnh Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức (15-3), giải Cánh diều vàng 2010, và cũng là dịp tôn vinh những bộ phim điện ảnh Việt Nam, TTO mời bạn đọc tham gia viết về những ấn tượng, bài học, giá trị mà những bộ phim điện ảnh Việt Nam đã mang lại cho bạn.

Mỗi tác giả có quyền gửi nhiều bài viết, mỗi bài viết dài khoảng 500 - 1.000 chữ. Bài viết phải được viết bằng tiếng Việt. Những bộ phim được đề cập phải là những bộ phim điện ảnh Việt Nam.

Thời gian nhận bài viết từ ngày 8 đến hết 15-3-2010.

Bài viết xin gửi về địa chỉ [email protected]; tiêu đề ghi: tham dự chuyên mục “Viết về những bộ phim điện ảnh yêu thích”. Dưới bài viết vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc... để chúng tôi tiện liên hệ.

Bài được chọn đăng trên Tuổi Trẻ Online sẽ được trả nhuận bút.

 NGUYỄN HỮU CÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp