09/03/2005 16:00 GMT+7

Những người Nhật học tiếng Việt

ĐÌNH PHƯƠNG
ĐÌNH PHƯƠNG

TTO - Từ góc nhìn một người "trong cuộc", tác giả ghi nhận được nhiều điều thú vị cũng như những kỷ niệm đáng nhớ về những người Nhật yêu tiếng VN...

2B7MbhRd.jpgPhóng to
Lớp học tiếng Việt của GS Tomita Kenji (giữa, áo xanh) và tác giả (đứng, bìa phải)

TTO xin giới thiệu bài viết của Nhan Nguyễn Đình Phương - người VN đang tham gia giảng dạy tiếng Việt tại Nhật.

Tôi tham gia giảng dạy tiếng VN cho 1 nhóm người Nhật bản tại trung tâm văn hóa của tòa soạn báo Asahi tại Osaka đến nay cũng gần 5 năm. Từ đó đến nay, lúc nào tôi cũng bị cuốn hút theo sự nhiệt tình, ham học hỏi của những học viên nơi đây.

Tiếng Việt và tiếng Nhật có nhiều điểm tương đồng xuất phát từ Hán văn nhưng kết cấu câu và cấu trúc ngữ pháp khác hẳn. Cái khó nhất không nằm ở kết cấu ngữ pháp VN, đối với những người Nhật thì cái khó nhất nằm ở chỗ phát âm sao cho đúng những từ vựng VN.

Học viên có người là giáo viên, là công chức nhà nước, là nhân viên Hải quan..., họ đến từ mọi tầng lớp nhưng cùng chung 1 mục đích là muốn hiểu biết về 1 đất nước đang chuyển mình đi lên, 1 đất nước be bé thôi nhưng đã làm nên nhiều ký tích chấn động địa cầu.

Tâm sự sau giờ học, nhiều học viên cho biết nguyên nhân học tiếng Việt chứ không phải 1 thứ ngôn ngữ nào khác là vì họ yêu mến VN, họ yêu mến cái cay cay mằn mặn, cái hương vị ngon ngọt của những món ăn thuần túy VN, họ thích thú và thán phục vẻ đẹp của tà áo dài VN cũng như ngây ngất trước âm điệu líu lo như chim hót của tiếng Việt..

Lớp Việt ngữ do trung tâm văn hóa Asahi tổ chức hàng tuần vào chiều thứ bảy.. Địa điểm học tập tại trung tâm Osaka, giảng viên là giáo sư Tomita Kenji, phụ giảng Nhan Nguyễn Đình Phương.

Ngoài ra câu lạc bộ Vietnamist Club của những người yêu mến VN còn thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện về văn hóa ẩm thực VN, những mối tương quan trong quan niệm truyền thống, con người và nhân văn trong quan hệ XH của 2 nước ... Những buổi giao lưu này thu hút rất nhiều công chúng tham gia để cùng tìm hiểu VN.

Có bà mẹ Nhật bản theo học hàng tuần chăm chỉ, chuyên cần, trong giờ học luôn chăm chú ghi lại từng lời nói của giáo viên, dành hẳn 1 tập giấy để ghi lại bất cứ những gì bà ấy đọc được hay nghe được về VN. Sự tận tụy của bà làm cho tôi vô cùng cảm phục nhưng cũng không ít tò mò... Một hôm vô tình tôi nhận được đện thoại của bà nhờ dịch giúp 1 bức thư từ VN sang thì biết rằng bà có 1 câu chuyện đau lòng...

Khoảng 3 năm trước con trai bà lúc bấy giờ còn là học sinh cấp 3, em ấy sang VN trong chuyến giao lưu học sinh giữa 2 trường Trung Học Nhật bản và VN. Trong thời gian giao lưu em sống tại 1 gia đình rất hiếu khách tại Bình Dương, được gia đình chăm sóc tử tế, đồng thời lại là bạn của con trai chủ nhà, 2 em dù bất đồng ngôn ngữ nhưng đã có với nhau những kỷ niệm rất đẹp... Từ VN trở về nước sau đó, cậu bé Nhật bị tai nạn giao thông và qua đời... Những kỷ niệm đẹp về cậu bé luôn được bà mẹ nâng niu và bà đã quyết định tìm hiểu và học tiếng Việt...

Với một học viên khác, lý do học tiếng Việt cũng thật đặc biệt. Trong chuyến du lịch VN, anh vào hiệu sách, vô tình bắt gặp 1 cô bé học trò có vẻ nghèo lắm, ngồi nắn nót lại từng nét chữ Hiragana (một loại ký âm của tiếng Nhật), khi hỏi chuyện anh biết rằng cô bé muốn học tiếng Nhật nhưng không có tiền mua sách, thương quá anh mua cho em 1 bộ sách vỡ lòng tiếng Nhật, thế là từ đó 2 người thường xuyên trao đổi email với nhau, họ trở thành bạn, anh chàng quyết tâm học tiếng Việt để thuận tiện cho việc nói chuyện với cô bé ...

Có nhiều người đến với VN do tình cờ nhưng lại bị cái dễ thương của hàng thủ công mỹ nghệ VN, cái tinh túy của món ăn VN bắt mất tâm hồn! Cũng có người học tiếng Việt vì cảm phục một đất nước hào hùng oanh liệt qua những trang thời sự họ học họăc kinh nghiệm qua thời trai trẻ về những sự việc diễn ra tại VN !

Tiếng Việt đối với họ thật khó, do đặc thù riêng trong tiếng Nhật không thể phát âm những phụ âm đơn giản như b, v, l, r hoặc đơn thuần là những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được ... Tôi tập cho họ phát âm, rèn luyện cách đặt câu và từng bước cùng với họ học về những cách bỏ đấu trong tiếng Việt, cách dùng phổ biến trong ngữ cảnh và những từ vựng mới phát sinh thêm để họ tự củng cố khả năng tiếng Việt của mình.

Khi học tiếng Việt, nhưng người Nhật phải cố gắng lắm mới không để gây nhầm lẫn khi phát âm giữa các âm tiết mang dấu hoặc đội nón (a, ă , â , e, ê ) ., những âm tiết có râu hay không có râu (dấu ơ , ư ) phân biệt giọng Bắc Nam qua cách đọc r hay gi, d ... Họ thường đọc không khác nhau gì mấy giữa hai câu "Nhà máy cơ khí Gia lâ" và "Nhà mày có khỉ già lắm",! Còn nhiều những khó khăn khác đối với những người học tập tiếng Việt tại Nhật nhưng tinh thần chịu khó ham học hỏi của họ thật đáng khâm phục.

Nói đến những người nghiên cứu và học tập tiếng Việt không thể không kể đến giáo sư Tomita Kenji, giáo sư là người gắn bó lấu dài với VN, qua bao nhiêu thế hệ học sinh nghiên cứu sinh của cả Nhật lẫn Việt, giáo sư có nhiều công trình nghiên cứu tiếng Việt rất giá trị và 1 điều ngạc nhiên thú vị hơn nữa là giáo sư có thể phân biệt được các phương ngữ VN vô cùng chính xác.

ĐÌNH PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp