11/10/2004 08:50 GMT+7

Những người lính thời bình

ĐẶNG ĐẠI thực hiện
ĐẶNG ĐẠI thực hiện

TT - Ngày 13-10 tới đây sẽ là “Ngày doanh nhân” đầu tiên, được ghi nhớ như một sự trân trọng của xã hội dành cho những đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước và cộng đồng của lực lượng này. Doanh nhân sẽ đón nhận ngày dành cho giới của mình như thế nào?

qv0Kpnn2.jpgPhóng to
Anh Võ Quốc Thắng, chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM (tổng giám đốc Công ty gạch Đồng Tâm)
TT - Ngày 13-10 tới đây sẽ là “Ngày doanh nhân” đầu tiên, được ghi nhớ như một sự trân trọng của xã hội dành cho những đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước và cộng đồng của lực lượng này. Doanh nhân sẽ đón nhận ngày dành cho giới của mình như thế nào?

“Kinh doanh như một trận tuyến, không có tiếng súng nhưng không hề dễ chịu chút nào. Có được Ngày doanh nhân, sự công nhận và ủng hộ của cộng đồng là hậu phương vững vàng cho chúng tôi thêm phấn chấn, tự tin để bước ra chiến tuyến làm nhiệm vụ dân tộc của người lính thời bình” - anh Võ Quốc Thắng, chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM (tổng giám đốc Công ty gạch Đồng Tâm), nói.

* Thưa anh, tâm trạng của giới doanh nhân đón nhận ngày 13-10 này như thế nào?

- Tất cả đều xúc động và háo hức. Chúng tôi thấy vị trí của người doanh nhân đã được xã hội thừa nhận sau bao nhiêu thăng trầm. Chúng tôi thấy mỗi người mình như được truyền một luồng sinh khí mới, mỗi người tự tin hơn dưới “nhãn mác doanh nhân” của mình. Doanh nhân trong nhận thức của xã hội VN thật ra cũng còn nhiều điều tiếng lắm. Qui ước đạo đức xã hội ta trước nay chưa đánh giá cao vị trí doanh nhân. Cứ “doanh nhân” là đồng nghĩa với “đi buôn” theo nghĩa chưa tốt, thậm chí còn khinh bạc. Trong khi đó vai trò của doanh nhân càng ngày càng quan trọng trong một xã hội phát triển.

* Sự công nhận trân trọng những đóng góp đó sẽ giúp được gì cho doanh nhân với công việc làm ăn của mình?

“Đoàn kết - sáng tạo và phát triển” là khẩu hiệu của Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Trong ngày 13-10 tới đây, chúng tôi sẽ có cuộc gặp mặt trên 500 doanh nhân của TP.HCM. Tại buổi này, ngoài việc các doanh nhân sẽ đóng góp 1 tỉ đồng để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam trên báo Tuổi Trẻ, ủng hộ Quĩ Vì người nghèo thành phố... chúng tôi còn phát đi thông điệp: doanh nhân Việt Nam đoàn kết sức mạnh, phục vụ đất nước, làm giàu cho dân tộc.

- Doanh nhân nào cũng từng chịu rất nhiều mất mát, rủi ro. Nhưng hầu hết vẫn dũng cảm đương đầu với mọi thử thách. Cũng có những người thoái chí trước khó khăn nhưng số ấy không nhiều. Kinh doanh như một trận tuyến, trong điều kiện hiện nay đó là trận tuyến toàn cầu, không tiếng súng nhưng không hề dễ chịu chút nào. Có được Ngày doanh nhân, sự công nhận và ủng hộ của cộng đồng là hậu phương vững vàng cho chúng tôi thêm phấn chấn, tự tin để bước ra chiến tuyến, làm nhiệm vụ dân tộc của “người lính thời bình”.

* Những rủi ro, mất mát ấy là gì?

- Đã là doanh nhân thì phải chấp nhận rủi ro. Rủi ro đó không còn khu biệt ở năng lực điều hành doanh nghiệp, ở một chính sách, chủ trương hay sự quản lý, điều hành của nền hành chính mà có thể là từ nước ngoài. Chẳng hạn có ai biết được giá dầu hiện nay vọt lên trên 52 USD/thùng? Hay có ai biết trước được cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997?... Cho nên có những người vinh quang nhưng sau một đêm ngủ sáng ra mất trắng. Nhưng cái tinh thần doanh nhân mới là vấn đề: đó là sự không chịu khuất phục. Mất trắng thì làm lại. Nhiều người mất trắng từ 1997 đến nay lại có lại tất cả. Tuổi trẻ, sức lực, thú vui... tất cả đều dồn vào tinh thần doanh nhân ấy.

Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa WTO. Trước thời cơ sinh tử này, được cộng đồng tiếp sức tự tin thì người doanh nhân càng thêm phấn chấn, gia tăng sức lực và đoàn kết thành một khối để cùng ra sân chơi lớn.

* Doanh nhân thường phải trả giá cho rủi ro như thế nào?

- Ngay thời điểm này, những người làm ăn như chúng tôi đều không muốn có rủi ro nhưng cũng chẳng ai ngại rủi ro. Chúng tôi chỉ quan tâm: cái mình phải đối đầu sắp tới là cái gì! Cuộc đời người doanh nhân cũng lạ lắm: nếu cảm giác rủi ro nhưng anh không dám lao tới nữa - tất nhiên bằng một sự tính toán khôn ngoan - thì anh khó lòng có thể trở thành một doanh nhân được.

* Thực tế hiện nay người làm ăn còn chịu không ít phiền nhiễu từ bộ máy hành chính nhà nước. Thái độ của doanh nhân với điều này như thế nào?

- Ngày xưa ai làm ăn cũng đã từng chảy nước mắt vì những chuyện như vậy. Đó cũng là một thứ khó khăn và khi đã làm doanh nhân thì buộc phải liên tục đối đầu với khó khăn. Nhưng phải thấy rằng đã có rất nhiều tiến bộ trong cuộc đấu tranh với nạn nhũng nhiễu. Pháp luật của chúng ta hiện nay bảo hộ cho người làm ăn, điều đó đáng tin tưởng nhất. Cá nhân tôi là một đại biểu Quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất, tôi hiểu và tin tưởng điều này.

* Đứng trước sự sách nhiễu của một số người, doanh nghiệp đành phải “bôi trơn” cho được việc như những gì đã diễn ra trong ngành hải quan, hay vụ quota vừa rồi là một ví dụ. Vậy có thể nói rằng: doanh nghiệp sẵn sàng thỏa hiệp với cái xấu?

- Đó là số ít và cả xã hội chúng ta đang dọn dẹp từ từ. Doanh nhân làm ăn chân chính không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu đó. Đúng là ở một số nước người ta làm được điều mà mình chưa làm được: mọi quan hệ hành chính đối với doanh nghiệp trong nhập khẩu, xuất khẩu đều rất minh bạch. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hành vi khai báo của mình. Giới doanh nhân chúng tôi cũng ao ước điều này.

* Thưa anh, khó khăn hiện nay của doanh nhân là gì?

- Có lần trong một cuộc họp, một doanh nhân đứng lên phát biểu: chúng tôi làm ăn mà như có con dao treo lơ lửng trên đầu, không biết… rớt xuống lúc nào. Cho doanh nhân niềm tin và sự công nhận của cộng đồng là đủ. Tự chúng tôi sẽ biết phải vượt qua khó khăn như thế nào.

Trong một số trường hợp, nếu do rủi ro bất khả kháng nào đó (như có sự thay đổi chủ trương chính sách hoặc tác động từ thế giới bên ngoài) mà một doanh nghiệp sụp đổ thì Nhà nước cũng nên tìm hiểu để trợ giúp doanh nhân đứng dậy. Như vậy doanh nghiệp mới tự tin làm ăn và dành hết tâm sức để làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Chung qui lại, trong bất cứ trường hợp nào người doanh nhân cũng chỉ cần nhìn về họ bằng một cái nhìn minh bạch.

* Theo anh, cơ hội làm ăn cho người mới nhập cuộc bây giờ nhiều không? Và rủi ro nhiều không?

- Tôi nghĩ là rất nhiều, nhất là có thêm sự khuyến khích của Nhà nước nên càng thuận lợi hơn. Chưa bao giờ người làm ăn được “o bế” như lúc này.

* Xin cảm ơn anh.

ĐẶNG ĐẠI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp