26/02/2020 14:38 GMT+7

Những người đặc biệt ở tuyến đầu

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, và khoảng 20 đồng nghiệp thời gian qua “cấm trại” ở bệnh viện - đây cũng là những người đã ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Những người đặc biệt ở tuyến đầu - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương chúc mừng hai bệnh nhân ra viện - Ảnh: L.ANH

20 ngày "cấm trại"

Khi tình hình Vũ Hán (Trung Quốc) bắt đầu nóng vì căn bệnh lạ, những người làm việc ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã không nghỉ. Các y bác sĩ nơi đây làm các phương án chống dịch, tìm hiểu về căn bệnh này là bệnh gì, mức độ nguy hiểm ra sao... Họ lờ mờ nhận ra căn bệnh này rất giống bệnh SARS, căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao.

Rồi đến ngày 26 - 27 tháng chạp âm lịch (giáp Tết Canh Tý) họ bắt đầu tiếp nhận những ca nghi nhiễm đầu tiên. 29 tết, Bộ Y tế công bố có hai ca nhiễm điều trị tại TP.HCM. 30 tết, mùng 2, mùng 3 tết ngày nào các bác sĩ cũng phải đi làm. Mùng 6, khi có ba công nhân ở Vĩnh Phúc đi tập huấn tại Vũ Hán trong hai tháng trước đó được xác định nhiễm COVID-19 là ngày bác sĩ Cấp và các đồng sự bắt đầu hành trình ăn - ngủ - làm việc và nghỉ ngơi đều ở... bệnh viện.

Nhắn vợ chuẩn bị vài bộ quần áo, nhờ đồng nghiệp rẽ qua nhà lấy giúp và thêm vài gói mì, bác sĩ Cấp bắt đầu chiến dịch mà ban đầu anh nghĩ chỉ là tạm ở lại bệnh viện vài ngày rồi sẽ về nhà. Nhưng rồi "ở tạm" biến thành ở hẳn bệnh viện đến ngày 20-2 đã hơn 20 ngày.

Hạnh phúc khi tiễn bệnh nhân ra về

"Nếu được chọn lại, anh có chọn nghề bác sĩ không?", "Anh có sợ khi vào khu cách ly và ở đó suốt 20 ngày, trong khi đây là loại bệnh dễ lây lan?"..., người ta hay hỏi bác sĩ Cấp và đồng nghiệp anh những câu như thế. Thật lạ, bác sĩ Cấp nói công việc của anh không có gì đặc biệt, có nhiều nghề nghiệp khác cũng rất là đặc biệt.

Tiễn hai bệnh nhân COVID-19 cuối cùng trong cả năm bệnh nhân điều trị tại khu cách ly của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương ra viện, anh Cấp nói giản dị: "Thế là chúng tôi vừa hoàn thành một nhiệm vụ".

Vậy thôi, vì nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khó sẽ dành phần ai? Ít ai biết rằng ít ngày trước phó khoa của bác sĩ Cấp và một nhân viên y tế trong khoa đã nhận nhiệm vụ đặc biệt, theo máy bay Việt Nam sang Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam đang kẹt lại. 

Họ đã đi về an toàn, và trong hành trình về có những công dân Việt Nam được rời tâm dịch để trở về Tổ quốc. Họ đối mặt với nguy cơ bị lây bệnh, với nỗi sợ của mọi người, với nỗi cô đơn dằng dặc khi khu cách ly ở một quãng đường rất xa và vắng, tận ngoại thành Hà Nội. 

Bệnh nhân P.T.Y., một trong năm bệnh nhân điều trị tại đây, từng cho biết chị đã bị stress vì nỗi sợ và cô đơn, khi ở khu cách ly tổng cộng hơn 10 ngày. Còn các bác sĩ nơi đây, họ có nhiều lần bị cách ly như thế, trong cuộc đời. Và mỗi khi có dịch bệnh, họ lại bắt đầu một chiến dịch mới.

Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ Việt Nam: Trong phòng cách ly đặc biệt Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ Việt Nam: Trong phòng cách ly đặc biệt

TTO - "Khu vực cách ly đặc biệt, cấm thân nhân ra vào" - dòng chữ in hoa trên nền tấm bảng màu đỏ đủ thấy độ nghiêm trọng của những gì diễn ra phía sau nó.

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp