VN đang có khoảng 700.000 lao động ở nước ngoài và hằng năm cả chục ngàn người về nước. Đó là nguồn lực có tay nghề khá tốt nhờ được làm việc và học nghề ở các nước phát triển. Tuy nhiên, khi về nước gần như tất cả đều không được tận dụng. Riêng với lao động trở về từ Nhật Bản, gần đây một doanh nghiệp VN là Công ty Esuhai đã làm cầu nối cho nhiều doanh nghiệp Nhật tuyển dụng lại lao động đã về nước, đồng thời nhiều công ty Nhật ở VN cũng chủ động tìm người từ nguồn này. Nhiều lao động VN nhờ đó đã phát huy năng lực và trở thành những cốt cán của doanh nghiệp Nhật.
Lao động giỏi trở về từ Nhật - Kỳ 1:
Phóng to |
Bùi Văn Quang thực hiện một công đoạn hàn. Anh là người được công ty đánh giá chuyên môn “tương đương kỹ sư Nhật” - Ảnh: Tự Trung |
Phú muốn qua ba năm làm việc tại Nhật có được chút vốn lận lưng và học được nghề ở Nhật để về VN lập nghiệp, hoặc ít nhất thì dễ xin việc hơn.
Những lãnh đạo trẻ
“2010 là năm cuối kết thúc hợp đồng về nước, ban lãnh đạo Công ty Sakura Sonic Nhật Bản gọi tôi lên văn phòng và bảo công ty sẽ đầu tư vào VN, họ hỏi tôi có muốn làm việc cho họ tại VN hay không. Tôi đồng ý liền. Kể từ đó họ chuyển hướng đào tạo tôi không chỉ về kỹ thuật mà còn khả năng quản lý” - Phú kể lại.
Đầu năm 2010, Phú về VN làm nhân viên cho Công ty Sakura Sonic VN. Làm nhân viên lương của Phú khoảng 6 triệu đồng/tháng, chưa bằng 1/3 thu nhập khi làm tại Nhật. “Nhiều bạn bè khuyên tôi bỏ việc tìm nơi khác lương cao, tôi không đi vì như thế là phụ lòng phụ công đào tạo của công ty. Hơn nữa làm việc với người Nhật tôi biết cần kiên nhẫn, cầu tiến và ham học hỏi thì sẽ được tưởng thưởng xứng đáng”, Phú nói. Sau đó vài tháng, những nỗ lực và sự kiên nhẫn của Phú được ghi nhận, công ty cất nhắc lên vị trí giám đốc, lương 18 triệu đồng/tháng. Ở công ty của Phú còn có Ngô Xuân Nam giữ vị trí kỹ sư cùng hai thực tập sinh nữa là lao động kỹ thuật từng làm việc ở Nhật về..
Ở Công ty Hopes (công ty sản xuất và chế tạo mắt kính của Nhật Bản tại TP.HCM), ông Shinichi Suzuki nói về nữ phó giám đốc trẻ Lê Thị Dự (sinh 1981, quê Hải Dương) của mình: “Cô ấy đã thể hiện hết những gì mà công ty mẹ tại Nhật mong muốn khi đưa qua Nhật đào tạo. Cô ấy được quyết định tất cả những vấn đề của công ty khi tôi vắng mặt. Cả cô ấy và những người được đưa qua Nhật đào tạo khi trở về đều là những thành viên nòng cốt trong sự phát triển của công ty chúng tôi”.
Theo ông Suzuki, thông qua Công ty Esuhai - một công ty chuyên đào tạo và tư vấn lao động đưa đi Nhật - Hopes đã tiếp nhận chị Lê Thị Dự và ký hợp đồng làm nhân viên văn phòng, được đưa qua Nhật đào tạo một năm về tất cả những kỹ năng sản xuất, quản lý và tiếng Nhật. “Có thể nói cô ấy như người nhà của chúng tôi và được công ty tin tưởng tuyệt đối” - ông Suzuki khoe.
Để đạt được vị trí như hôm nay, theo Lê Thị Dự, là một quá trình học hỏi không ngừng. Trong một năm qua công ty mẹ học việc, mỗi ngày không dưới 12 tiếng ở công ty Dự luôn trải qua những thử thách mà công ty yêu cầu. Không chỉ là kỹ thuật, học tiếng, Dự còn được thử thách khi được bố trí ở... cùng gia đình của giám đốc Suzuki. Ông giám đốc muốn qua sinh hoạt hằng ngày để đánh giá về người mà mình sẽ tuyển dụng và giao phó công ty sau này. Và Dự đã “tốt nghiệp” khóa thử thách này một cách xuất sắc.
Giữ vị trí cao
Tại Công ty Seebest (gia công cơ khí chính xác, KCN VN - Singapore, Bình Dương), tổng giám đốc Tanoi Junichi cho biết công ty đang sử dụng sáu lao động là những thực tập sinh trở về từ Nhật, trong đó có kỹ sư Đỗ Vĩnh Tiên được công ty đánh giá rất cao. “Tiên là người không chỉ giỏi kỹ thuật mà còn có cái tâm, sự nhiệt huyết trong công việc và trên hết là sự trung thành. Muốn thay thế người như anh Tiên chúng tôi phải đào tạo 10 năm nữa mới có”, ông tổng giám đốc khen ngợi.
Đỗ Vĩnh Tiên, 38 tuổi, là thực tập sinh do Công ty Esuhai đưa sang Nhật vào năm 2005 sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm kỹ thuật. Như lời ông Tanoi Junichi, nhờ sự cầu tiến, ham học hỏi nên công ty đã có ý đào tạo để đưa về làm cho công ty con tại VN. Hiện giữ vị trí trưởng phòng kỹ thuật với mức thu nhập 17 triệu đồng/tháng, theo anh Tiên là khá ổn, vì ngoài lương thì môi trường làm việc gần như là nơi tốt nhất để anh thể hiện những gì đã được đào tạo tại Nhật. Ngoài Tiên, công ty còn giao nhiều vị trí cao trong ban lãnh đạo cho những người VN trở về từ Nhật.
Trong số khoảng 2.000 công ty Nhật tại VN, nhiều bạn trẻ VN đã từng làm việc tại Nhật thông qua đường xuất khẩu lao động giờ được tuyển dụng và giữ những vị trí rất tốt.
Tại Công ty sản xuất cân tải trọng xe tải Tanaka (KCN Nhơn Trạch III, Đồng Nai), Bùi Văn Quang cũng là một thực tập sinh trở về từ Nhật đã được cất nhắc giữ vị trí trưởng phòng kỹ thuật. Giám đốc công ty - ông Hidetoshi Hasegawa - cho biết Quang là người có trình độ tương đương kỹ sư Nhật khi nắm bắt hết các quy trình sản xuất của nhà máy. Cùng với Quang, nhiều thực tập sinh đang được đào tạo tại Nhật là nòng cốt của công ty và rất khó tìm người thay thế họ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận