09/02/2024 18:30 GMT+7

Những lưu ý khi đi chùa lễ Phật ngày đầu năm mới

Ngày đầu năm mới khi đi chùa lễ Phật cầu bình an, sức khỏe, phật tử và người yêu mến đạo Phật cần lưu ý trang phục, cách ứng xử nơi tôn nghiêm.

Người dân đi chùa lễ Phật đầu năm mới với trang phục lịch sự tại chùa Vạn Phước (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Người dân đi chùa lễ Phật đầu năm mới với trang phục lịch sự tại chùa Vạn Phước (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Như đã thành thông lệ, vào thời khắc thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, đại đa số phật tử thuần thành (đã quy y Tam bảo) sẽ đến chùa trước giao thừa để cùng chư tăng tụng kinh, đón nhận lời chúc phúc, bình an của thầy trụ trì.

Sau đó, phật tử đón nhận lộc là cây hương, gọi là tiếp hương lửa của Tam bảo đem về thắp (cắm) lên bàn thờ Phật hoặc gia tiên để cúng giao thừa.

Hoặc có những người sau khi cúng giao thừa sẽ đi lễ chùa đầu năm.

Đại đức Thích Đồng Quảng - chánh thư ký Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM - cho biết đêm giao thừa không chỉ riêng phật tử mà những người yêu mến đạo Phật đều đi chùa lễ Phật.

Qua đây người dân mong muốn gửi gắm tâm tình của mình đến với Tam bảo, nương oai lực của mười phương chư Phật, Long Thiên, hộ pháp, thiện thần… nguyện cầu năm mới nhiều sức khỏe, bình an, gia đạo an lành, công việc hanh thông.

Thông thường phật tử đã quy y Tam bảo sẽ mặt áo tràng lam theo truyền thống mỗi khi đi lễ chùa.

Còn với những người yêu mến đạo Phật cần lưu ý chọn trang phục đẹp, chỉn chu, thể hiện sự trang trọng, tôn kính.

Trên thực tế có một số người không để ý trang phục nên mặc trang phục thiếu kín đáo, hở hang vào chùa gây phản cảm.

Tuy các chùa, cơ sở tự viện không có quy định cụ thể và không có người kiểm tra mời những trường hợp này ra ngoài nhưng người dân đến lễ Phật cần lưu ý, để tránh những điều tiếng không hay.

Đại đức Thích Đồng Quảng - chánh thư ký Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM - Ảnh: NVCC

Đại đức Thích Đồng Quảng - chánh thư ký Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM - Ảnh: NVCC

Đại đức Thích Đồng Quảng khuyến khích phật tử và người dân khi dâng hương cúng Phật nên hạn chế đốt nhang bởi tâm thành chỉ một nén hương, không nhất thiết phải thắp nhang ở nhiều Tam bảo, chư Phật, hộ pháp… mới chứng minh, gia hộ, hộ trì.

Bởi lẽ nếu thắp nhang nhiều sẽ gây ảnh hưởng về sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. Thậm chí, khói nhiều sẽ gây ngạt thở hoặc cháy.

Nhiều người đến chùa cầu an và lưu lại những khoảnh khắc đầu xuân - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Nhiều người đến chùa cầu an và lưu lại những khoảnh khắc đầu xuân - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Một góc chùa Vạn Phước (tỉnh Bến Tre) - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Một góc chùa Vạn Phước (tỉnh Bến Tre) - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Về việc đốt vàng mã, các chùa đều khuyến khích người dân hạn chế tối đa hoặc không đốt mà có thể dùng tịnh tài này làm những việc có phúc, lợi cho bản thân mình, mọi người như: cúng dường Tam bảo, mua gạo, mì, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn khác.

"Hiện có rất nhiều ngôi chùa không đốt vàng mã, điển hình như chùa Minh Giác (thành phố Thủ Đức, TP.HCM).

Chư tăng cũng hay nhắc nhở những trường hợp họ đã mua vàng mã thì chỉ dâng lên cúng và không được đốt" - chánh thư ký Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM chia sẻ.

Người dân đội mưa, vượt gió đi hội chùa HươngNgười dân đội mưa, vượt gió đi hội chùa Hương

Ngay từ 5h sáng, rất đông người dân và du khách thập phương đã có mặt tại bến đò suối Yến để trẩy hội chùa Hương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp