22/12/2018 12:59 GMT+7

Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Chiến trường không chỉ có bom đạn tàn khốc, chiến trường còn có những là thư thấm đẫm yêu thương, những cuốn nhật ký chép đầy thơ, nhạc và những nỗi niềm rất người; bức ảnh người thương và cả những bức tranh rất đẹp của những nghệ sĩ tài hoa.

Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 1.

Những kỷ vật thiêng liêng phải phiêu bạt trời Tây hơn nửa thế kỷ đang mong ngóng được trở lại quê nhà Việt Nam

Những những hiện vật mang câu chuyện cảm động về người chiến sĩ Việt Nam, về cuộc chiến tranh cứu nước của người Việt lại đang phiêu bạt trời Tây, tha thiết mong tìm về nhà trong một sự án mang tên , thuộc Trường đại học New South Wales, chi nhánh Canberra, nước Úc.

Dự án do tiến sĩ Bob Hall, tiến sĩ Andrew Ross, tiến sĩ Amy Griffin và thạc sĩ Derrill de Heer (trong đó hai người là cựu binh từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam) đã lầm lũi làm từ hơn 10 năm qua.

Nhìn vào những tận tâm, kiên nhẫn của họ với những người liệt sĩ quân đội Việt Nam, mới hay,chiến trường không chỉ có hận thù, giết chóc. Chiến trường còn có những day dứt, ám ảnh khôn nguôi, có những nâng niu cất giữ.

Và những người lính trở về từ bên kia chiến tuyến, sau nửa thế kỷ mang theo kỷ vật của những người mình từng chĩa họng súng, nay đang tha thiết mong được đưa những di vật mà họ gọi là "những linh hồn phiêu bạt" vượt nghìn trùng xa cách về lại với đất mẹ thương nhớ.

Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 2.

Bức ảnh này được ông Ian Atkinson lượm được bên thi thể của 1 trong 3 liệt sĩ hi sinh ngày 1-2-1968 tại Biên Hòa mà ông đã gặp, nay ông rất muốn trao lại cho thân nhân của người trong bức ảnh.

Từ nỗi ám ảnh bàn tay tứa máu của người cha bới xác con

Trong hơn 10 năm "ăn ngủ" với dự án Những linh hồn phiêu bạt, người cựu binh già Derrill De Heer không biết đã đi bao cây số trên nước Úc để tìm lại di vật của chiến sĩ Việt Nam còn phiêu bạt cùng bước chân những cựu binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam nửa thế kỷ trước hay trong các trung tâm lưu trữ.

Tất cả những việc ông làm suốt hàng chục năm qua cho những liệt sĩ Việt Nam và cả những người thân của họ xuất phát từ một nỗi ám ảnh khôn nguôi, đeo bám tâm trí ông từ hơn nửa thế kỷ trước.

Năm 1970, Derrill De Heer đã đến Việt Nam với tư cách là một người lính chuyên nghiệp, làm việc ở căn cứ chính của quân đội Úc ở miền Nam Việt Nam, tham gia vào hoạt động chiến tranh tâm lý. Ông và đồng đội giải thích cho người dân hiểu cái gọi là "quyền lợi" mà họ nhận được nếu quay lại ủng hộ chính quyền Sài Gòn lúc ấy.

Derrill De Heer đã tham gia nhiều cuộc hành quân và trong một trận chiến ở Bình Ba, Bà Rịa Vũng Tàu, ông gặp người cha của một người lính vừa bị quân Úc giết ở làng chài Phước Hải. Đó là cuộc gặp gỡ làm rung chuyển tâm trí Derrill De Heer một cách dữ dội.

Người cha ấy đã đến làng chài Phước Hải chỉ mong nhận được thi thể con trai mình. Trước nỗi mất mát tình thân lớn lao ấy, Derrill và người cha Việt Nam không còn chia chiến tuyến địch - ta.

Giữa đất cát đang bị cày xới, Derrill và người cha đã dùng tay không của mình đào bới để tìm xác những người lính. Đào bới đến tóe máu thì thi thể đầu tiên được tìm thấy chính là xác con trai của người cha ấy.

Đó là một ngày quá đỗi căng thẳng cảm xúc không chỉ với người cha mà cả với Derrill. Kể từ đó, ông không thể nào quên được nét đau buồn trên gương mặt người cha. Có lẽ chính nỗi ám ảnh đó đã thôi thúc Derrill De Heer tình nguyện làm việc ở nhóm dự án Những linh hồn phiêu bạt kể từ năm 2006 tới nay.

Đặc biệt, từ năm 2012, với sự hỗ trợ của Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ Marin, dự án còn "choàng" thêm công việc tìm cách trả lại những di vật cá nhân đã được các cựu chiến binh Úc và New Zealand lưu giữ mấy chục năm trời kể từ khi họ rời khỏi cuộc chiến tại Việt Nam.

Qua hơn chục năm miệt mài, dự án Những linh hồn phiêu bạt đã cung cấp tên họ của hơn 450 chiến sĩ Việt Nam đã chết trong các cuộc giao tranh với quân đội Úc và New Zealand cùng danh sách này với các địa điểm chôn cất tại chiến trường để phía Việt Nam có thể dễ dàng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Dự án cũng đã trao trả được một số bức thư, một số bức ảnh, sổ nhật ký… về lại với thân nhân của chủ nhân những di vật đó. Những cựu binh Úc gọi đây là "Chuyến đi trở lại quê hương" của những kỷ vật chiến tranh.

Sau mấy năm nỗ lực, dự án đã có được một bộ sưu tập khá đồ sộ các tài liệu và hiện vật cá nhân có nguồn gốc từ các trận giao tranh giữa hai bên như chiếc võng và la bàn của một người lính đã hi sinh, đồng hồ đeo tay, những cuốn nhật ký, hàng trăm bức thư, tranh, ảnh…

Những người thực hiện dự án đặc biệt mong muốn có thể trao trả được cho người thân hoặc chính chủ nhân của bộ tranh màu nước rất đẹp và một bộ ký họa bằng chì than với hình họa rất vững, cho thấy tác giả của nó chắc chắn phải được đào tạo bài bản về mỹ thuật; 4 bức tranh thờ, và những bức ảnh anh bộ đội, ảnh người phụ nữ trẻ chụp cùng em bé…

Trong trường hợp khó khăn tìm trao trả trực tiếp cho chủ nhân hoặc người nhà, dự án mong muốn được trao tặng bộ sưu tập này cho "một địa chỉ thích hợp" ở Việt Nam.

Đại diện Trung tâm Marin cho biết, ông Derrill de Heer - người tâm huyết nhất với dự án này - hiện đã gần 80 tuổi, sức khỏe không còn tốt nên ông tha thiết mong sớm có thể hoàn thành được tâm nguyện của mình cũng như của cả nhóm, đó là đưa bộ sưu tập các di vật - những linh hồn phiêu bạt được trở lại quê hương Việt Nam.

Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 3.

Những bức ảnh này mong tìm lại chủ nhân.

Đến chiếc võng và chiếc la bàn muốn về đất mẹ

Ngày 13-6-1971, binh nhì Ian Williamson làm nhiệm vụ trinh sát cho tiểu đội 9, trung đội 9, đại đội C, tiểu đoàn 4RAR/NZ (ANZAC). Trung đội của Ian đã tuần tra và mai phục tại tọa độ YS424856 gần một con sông cách Xã Cẩm Mỹ khoảng 5km về phía tây.

Phiên gác của Ian Williamson bắt đầu từ 5h30 chiều thì một người lính Việt Nam tiếp cận gần vị trí mai phục. Người lính này mang theo một khẩu AK47. Ian Williamson nổ súng bắn hạ người lính.

Theo quy định của quân đội Úc, xác người lính được lục soát lấy thông tin tình báo. Các tài liệu tìm thấy cho thấy người lính mới được thăng chức tiểu đội phó thuộc đại đội C24, trung đoàn 274. Ngoài khẩu AK47, người lính còn mang theo 3 băng đạn với 91 viên đạn, 1 túi gạo, 1 cái võng và 1 la bàn. Xác người lính được chôn ngay tại hiện trường. Ian Williamson đoán chừng người lính khoảng 15 tuổi.

Các tài liệu và di vật sau đó được chuyển cho Lực lượng đặc nhiệm số 1 của Úc đóng tại Núi Đất - Phước Tuy và được phân tích bởi biệt đội thuộc phân đội 1 đơn vị tình báo đóng tại tổng hành dinh Lực lượng đặc nhiệm số 1 Úc (1ATF).

Một trong số các tài liệu là một lá thư người lính gửi cho cấp trên than phiền việc anh chưa từng được nghỉ phép suốt 2 năm qua. Bức thư đã không được gửi đi nhưng có đề tên của người lính là Nguyen Sy Huy. Bức thư cũng khẳng định rằng anh thuộc đại đội C24, trung đoàn 274.

Ian đã được tặng chiếc võng và chiếc la bàn của Nguyen Sy Huy sau khi ông quay lại Núi Đất ngày 27-7-1971. Ian Williamson giữ chiếc võng và chiếc la bàn đến ngày hôm nay với hy vọng sẽ trả lại những di vật này cho gia đình người lính.

unnamed (1)

Một trong những di vật ấn tượng là 38 bức ký họa chì than mà một người lính Úc đã thu được ở Long Tân (Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay). Tập phác thảo trên giấy đã hơi ngả màu vì thời gian nhưng nét bút vẫn còn rõ đến từng chi tiết.

Hồ sơ về tập ký họa này cho biết, ngày 18-8-1966, bộ đội Việt Nam và một đại đội lính Úc đối đầu tại đồn điền cao su Long Tân, sau trận chiến, lúc thu dọn chiến trường, một sĩ quan Úc đã phát hiện các bức ký họa trên của một người lính Việt Nam hy sinh tại đây. Năm 2012, ông đã tặng lại Dự án với hy vọng kỷ vật sẽ trở về với người thân của liệt sĩ ở Việt Nam.

ky vat khang chien 30+

Ngày 29-6-1966, Gary Phillips thuộc đại đội trợ chiến, tiểu đoàn 6RAR, đang rà phá mìn dọc con đường chính chạy qua Long Phước. Gary trú mưa trong một ngôi đền đã bị phá hủy ở gần đó và phát hiện 2 bức tranh nằm trong đống đổ nát. Sau khi ngừng tham chiến ở Việt Nam, Gary mang các bức tranh về Úc.

Gary tặng cho mẹ của ông 2 bức tranh này và bà đã đóng khung hai bức tranh. Năm 2011, bà tặng lại hai bức tranh cho Gary vì ông có ý tưởng trả lại các kỷ vật cho cộng đồng người dân ở Long Phước thông qua dự án Những linh hồn phiêu bạt.

Những bức tranh màu nước phiêu bạt:

Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 8.
Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 9.
Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 10.
Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 11.
Những linh hồn phiêu bạt trời Tây bởi chiến tranh, muốn trở về nhà - Ảnh 12.

Bạn đọc muốn liên hệ với những người thực hiện dự án Những linh hồn phiêu bạt có thể gửi thông tin về: Tiến sĩ Bob Hall Nghiên cứu sinh trao đổi Trường Khoa học xã hội và Nhân văn UNSW Canberra at the Australian Defence Force Academy. PO Box 7916, Canberra BC, ACT 2610, Australia. Điện thoại cơ quan: +61 2 6268 8848; Di động: 0439 887 580; Email: [email protected]

Chiếu miễn phí Những linh hồn phiêu bạt

TT - Những linh hồn phiêu bạt (đạo diễn Boris Lojkine) nằm trong chùm phim tài liệu được giới thiệu trong tháng mười một của IDECAF. Phim về VN, 30 năm sau chiến tranh, những hồn ma của quá khứ luôn ám ảnh những người còn sống.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp