Đám cháy rừng có tên Cave Fire trên vùng đồi ở Santa Barbara, California - Ảnh: REUTERS
Thời tiết nóng cực đoan đã kéo theo những cơn bão, lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn ngày càng nghiêm trọng.
Dưới đây là những hình ảnh về 5 năm nóng nhất vừa qua (2015-2019):
Người dân nhìn ra biển giữa lúc khói dày do cháy rừng bao phủ bầu trời ở Tuross Head, Úc, tháng 1-2020 - Ảnh: GETTY IMAGES
Ảnh chụp ngày 10-11-2019. Một con voi gục chết trong Công viên Quốc gia Hwange, Zimbabwe. Có tất cả hơn 200 con voi đã chết trong đợt hạn hán nghiêm trọng này - Ảnh: AP
Người dân trở về nhà sau lũ do bão Idai ở Beira, Mozambique tháng 3-2019, nhưng nhà họ đã tan hoang - Ảnh: KAREL PRINSLOO
Bầy chó kéo xe trượt qua vùng nước do băng tan trên bờ biển ở Greenland tháng 6-2019, đây là một sự tan chảy nhanh chóng bất thường - Ảnh: EPA
Cháy rừng gần Sarna ở miền trung Thụy Điển tháng 7-2018 - Ảnh: AFP
Sông Seine trong những ngày Paris, Pháp ngập do những trận mưa gần như không ngớt gây ra vào tháng 1-2018 - Ảnh: REUTERS
Ảnh vệ tinh cơn bão Irma (giữa) ở biển Caribbean, bão nhiệt đới Jose (trái) ở Đại Tây Dương và bão nhiệt đới Katia ở Vịnh Mexico vào tháng 9-2017. Đây là ba cơn bão gây tàn phá khủng khiếp trên đường đi của chúng - Ảnh: GETTY IMAGES
Irma Maldanado ngẩn ngơ nhìn những gì còn lại của gia đình mình sau khi nhà cô ở Corozal, Puerto Rico bị bão Maria tàn phá tháng 9-2017 - Ảnh: GETTY IMAGES
Người dân bì bõm trên một con đường ngập lụt khi sơ tán do bão Harvey, Mỹ tháng 8-2017 - Ảnh: GETTY IMAGES
Người dân Somalia chạy trốn xung đột đứng bên cái cây trụi lá. Miền trung và nam Somalia bị hạn hán khắc nghiệt vào tháng 3-2017 - Ảnh: GETTY IMAGES
Một chiếc thuyền nằm 'chổng vó' dưới lòng hồ khô cạn ở ngoại ô Untavi, Bolivia, tháng 1-2016. Hạn hán do hiện tượng El Niño là nguyên nhân chính dẫn đến sự cạn kiệt của hồ Poopo - Ảnh: AP
Một gia đình sống ven bờ biển ở Manila tìm kiếm những thứ còn dùng được sau khi nhà họ bị bão Koppu tàn phá tháng 10-2015 - Ảnh: REUTERS
Giữa tháng 7-2016, ảnh vệ tinh cho thấy khói dày đặc ở phía bắc miền trung nước Nga. Nhiều đám cháy xuất hiện ở vùng lãnh nguyên, nơi rừng nhiệt đới giao với thảm thực vật vùng thấp. Lãnh nguyên là một bể chứa carbon quan trọng, lưu trữ khí nhà kính trong đất ở đây. Lãnh nguyên dễ bị tổn thương bởi sự ấm lên của trái đất, làm khô than bùn và biến nó thành mồi lửa của cháy rừng. Các đám cháy xa về phía bắc, đặc biệt là ở các vùng đất than bùn, tạo ra một lượng lớn khí CO2 và metan tiếp tục đẩy nhanh sự ấm lên của trái đất - Ảnh: NASA
Cháy rừng ở Fort McMurray, Alberta, Canada tháng 5-2016. Khoảng 80.000 người dân của thành phố Fort McMurray phải sơ tán, ít nhất 1.600 ngôi nhà trong thành phố bị lửa thiêu rụi - Ảnh: EPA
Nữ sinh dự lễ cầu mưa ở Kudus, tỉnh Trung Java, Indonesia tháng 10-2015 với hi vọng mưa giúp đẩy lùi hạn hán - Ảnh: REUTERS
Nóng đến mức nhựa đường tan chảy ở ở Delhi, Ấn Độ, tháng 5-2015. Hơn 1.150 người chết khi sóng nhiệt quét qua miền nam Ấn Độ thời điểm này. Bang Andhra Pradesh là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất - Ảnh: EPA
Những con dê tìm kiếm thức ăn trên đồng cỏ khô cằn do hạn hán ở Hulun Buir, Mông Cổ, tháng 6-2015 - Ảnh: XINHUA
Người bị sốc nhiệt trong một bệnh viện công ở Karachi, Pakistan tháng 6-2015. Hơn 1.000 người chết liên quan đến nắng nóng trong đợt nóng bất thường này - Ảnh: AFP
Cháy rừng ở Clearlake, California tháng 8-2015 - Ảnh: GETTY IMAGES
Một con cá Bodó - loài cá có thể sống được vài ngày sau khi ra khỏi nước, chết khô ở Manaus Brazil, tháng 10-2015. Sông Negro, một nhánh chính của sông Amazon, mực nước hạ thấp đến 4,6 mét trong tháng 10 do lượng mưa ít và nắng nóng - Ảnh: AFP
Một tòa nhà bị thiệt hại do bão ở quần đảo Marshall tháng 7-2015 - Ảnh: AFP
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận