Lấy tay ấn nhẹ vào chỗ cộm đó thì thấy phọt ra những hạt nhỏ như những mảnh cơm hoặc bựa bám vào có màu vàng như mủ và có mùi hôi, đôi khi tôi khạc nhổ các vật này cũng theo ra luôn.
Tại nơi mà tôi lấy các vật này ra có một lỗ nhỏ gần ngay rãnh thông lên mũi, tôi quấn bông vào đầu tăm ngoáy vào đó thấy có máu và một chút màu vàng như mủ dính vào và có mùi hôi.
Cứ khoảng vài tháng hễ nuốt nước bọt mà cảm thấy có mùi hôi khác thường là tôi biết chỗ đó có những vật này, đôi khi chúng cũng gây rát họng nhẹ.
Xin cho tôi hỏi đây có phải một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng hay là một bệnh gì khác? Năm nay tôi 45 tuổi và triệu chứng này đã có từ hơn 10 năm rồi. Tôi làm nông nghiệp, trong quá trình canh tác hay tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
atn_quocthe@...
- Trả lời của ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG - Phòng mạch Online:
Theo mô tả của bạn thì rất có thể các rãnh đó chính là ngách của amiđan. Các hạt màu trắng hoặc vàng nhạt phọt ra, có mùi hôi gọi là bã đậu amiđan, tên khoa học gọi là sỏi amiđan.
Các hạt sỏi này ở trong các ngách của amiđan và được tạo thành từ tế bào lymphô sống hoặc đã bị thoái hóa, cùng với các tế bào biểu mô bong tróc và các vi sinh vật.
Sỏi amiđan có nhiều khi amiđan bị viêm mãn tính. Trong một số trường hợp các hạt sỏi này không gây triệu chứng gì. Đa số trường hợp sỏi amiđan gây ra nuốt vướng, rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, và cũng là một trong những nguyên nhân làm hơi thở hôi.
Cách điều trị tình trạng này là thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày, trong những đợt nhiễm trùng cấp cần sử dụng kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh cứ lặp đi lặp lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh thì phẫu thuật cắt amiđan là cần thiết.
Trường hợp của bạn hoàn toàn không phải là ung thư vòm mũi họng. Triệu chứng của bệnh ung thư vòm mũi họng theo thứ tự xuất hiện bao gồm: hạch cổ, ù tai, nghe kém, chảy máu mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, liệt mặt, nhìn đôi, sụt cân.
* Con tôi 2 tuổi vừa chọc bông vào tai. Cháu khóc, đau đớn, tai chảy máu. Xin tư vấn giùm cháu có bị thủng màng nhĩ không và hướng theo dõi, giải quyết ra sao? (ranthuy78)
- Chấn thương tai ở trẻ em là một tình huống rất thường gặp, hoặc do trẻ tự đưa vật sắc nhọn chọt vào tai hoặc do trẻ tự ngoáy tai bằng que bông hoặc do chính phụ huynh sơ suất trong lúc ngoáy tai cho trẻ bằng que bông. Nhưng cũng rất may mắn là trong đa số trường hợp chỉ là chấn thương ống tai ngoài, một số ít nặng hơn thì chấn thương thủng màng nhĩ. Nhưng các trường hợp thủng nhĩ này trên chín mươi phần trăm sẽ tự lành sau hai tháng theo dõi.
Trường hợp của con anh nên khám tai mũi họng và nội soi xem màng nhĩ có thủng hay không để có cách điều trị và theo dõi phù hợp. Thông thường phải giữ tai của bé thật sạch, tránh để nước vào, trong trường hợp có hoặc nghi ngờ nhiễm trùng thì phải sử dụng kháng sinh tại chỗ sau khi đã hút rửa sạch ống tai.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. TTO thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận