Sáng nay 19-8, tại TP.HCM, các đại sứ có buổi báo cáo kết quả dự án với những ấn phẩm giáo dục môi trường dành cho trẻ em, những hình ảnh về các hoạt động đã tổ chức hay những sản phẩm "bước ra" từ phòng thí nghiệm....
Phóng to |
Các Đại sứ môi trường Bayer Việt Nam 2013 với những sản phẩm từ các dự án môi trường - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Lê Hạc Quế Tiên - sinh viên Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - với cuốn sách "Lời cầu cứu của siêu anh hùng xanh" - một phần dự án "Mang mảng tường xanh về lớp học". Cuốn sách ảnh này đề cập các vấn đề: công dụng của cây xanh, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến cây xanh, các biện pháp bảo vệ cây xanh và môi trường - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Phạm Phương Thảo - sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - giới thiệu cuốn sách Nhật ký xanh dành cho học sinh tiểu học - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Đỗ Văn Thiện - ĐH KHXH&NV TP.HCM - giới thiệu cuốn sách "Giải cứu hành tinh Green" (green: tiếng Anh, màu xanh). Thông qua chuyến phiêu lưu hấp dẫn, các nhân vật trong truyện sẽ hướng dẫn các bạn đọc nhí cách phân loại rác - Ảnh: Trung Uyên |
Clip Green Hashtag - #byebyerac - 2013 - sản phẩm thuộc dự án Green Hashtag (Dấu thăng xanh) kêu gọi không xả rác của Hoàng Phạm Lam Hồng - sinh viên ĐH RMIT - Nguồn: Green Hashtag |
Video Các tác phẩm dự thi cuộc thi ảnh Lăng kính môi trường. Đây là một phần dự án xây dựng trang Facebook "Lăng kính môi trường" của Nguyễn Vũ Luân - sinh viên ĐH Sài Gòn - Nguồn: www.facebook.com/LangKinhMoiTruong |
Ươm tình yêu môi trường từ trang sách
Khá thú vị khi có đến ba đại sứ thực hiện sách giáo dục môi trường dành cho học sinh tiểu học: Nhật ký xanh (Phạm Phương Thảo - sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM), Lời cầu cứu của siêu anh hùng xanh (Lê Hạc Quế Tiên - sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM) và Giải cứu hành tinh Green (green: tiếng Anh, tức màu xanh, Đỗ Văn Thiện - ĐH KHXH&NV TP.HCM). Mỗi cuốn sách một nội dung, song gặp nhau ở hình thức nhiều màu sắc, sinh động, đáng yêu và sự chăm chút, tận tụy của tác giả.
Nhật ký xanh gợi mở với trẻ em những cách đơn giản để tiết kiệm điện, nước, tăng tuổi thọ các thiết bị gia dụng, làm vật liệu tái chế. Lời cầu cứu của siêu anh hùng xanh là sách ảnh về công dụng của cây xanh, các biện pháp bảo vệ cây xanh và môi trường.
"Hồi hộp" hơn cả có lẽ là cuốn Giải cứu hành tinh Green với câu chuyện về lão chuột khổng lồ Gar (tức Garbage: Rác) gieo rắc dịch bệnh ở hành tinh Green - nơi gia đình chú ếch Life (Cuộc sống) sinh sống. Cậu bé You (Bạn) đã giải cứu hành tinh Green bằng việc kêu gọi cộng đồng phân loại rác, tái chế, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.
Đỗ Văn Thiện - ĐH KHXH&NV TP.HCM - tác giả cuốn Giải cứu hành tinh Green - chia sẻ: "Thông điệp từ cuốn sách nhỏ này gửi đến trẻ em rất đơn giản: Bạn có thể trở thành dũng sĩ thực thụ ngay cả khi trong tay bạn chỉ có một chiếc chai nhựa hay chỉ vài mảnh giấy. Bạn không chỉ là một học sinh tiểu học, bạn là dũng sĩ tí hon". Văn Thiện cũng báo tin vui, một công ty về sách tại TP.HCM đã đồng ý phối hợp để đưa cuốn sách này đến với đông đảo bạn đọc.
Trong thời gian qua, cả ba cuốn sách trên của các đại sứ đã được giới thiệu tại một số trường tiểu học ở TP.HCM trong các sự kiện môi trường. Lê Hạc Quế Tiên - sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - cho biết, cuốn sách Lời cầu cứu của siêu anh hùng xanh như "một cách để duy trì thói quen trồng cây và chăm sóc cây ở trẻ em. Cuốn sách là một phần dự án Mang mảng tường xanh về lớp học. Chính nụ cười của các em nhỏ khi tham gia trồng cây và tìm hiểu về siêu anh hùng xanh là động lực để tôi tiếp tục thực hiện dự án này. Đây cũng là một giấc mơ tuổi 20 của mình".
Mảng tường xanh với diện tích phủ xanh khoảng 1m2 được tạo bởi khung sắt và nhiều loại cây, góp phần tạo không gian xanh cho ban công lớp học. Sản phẩm thuộc dự án Mang mảng tường xanh về lớp học của Lê Hạc Quế Tiên - sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - Ảnh: nhân vật cung cấp |
Video clip "Cùng học sinh trồng cây lên mảng tường xanh". Hoạt động thuộc dự án Mang mảng tường xanh về lớp học của Lê Hạc Quế Tiên - sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - Nguồn: tác giả cung cấp |
Yêu môi trường theo cách tuổi 20
Sức lan tỏa rộng lớn, những công cụ kết nối của thế giới mạng... cũng được các đại sứ tận dụng triệt để. Hoàng Phạm Lam Hồng - sinh viên ĐH RMIT, tác giả dự án Green Hashtag (Dấu thăng xanh, chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội, kêu gọi không xả rác nơi công cộng, người tham gia chiến dịch chụp hình ảnh rác được nhặt lên sau những sự kiện, đưa lên mạng cùng các hashtag về môi trường) - cho biết hashtag (Tạm biệt rác) đang được nhiều người ủng hộ.
Kết nối với nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm về môi trường, Hoàng Phạm Lam Hồng và cộng sự đã tổ chức các sự kiện như Ngày hội không rác, cuộc thi ảnh online “Bye bye rác” với thông điệp “Vì một Sài Gòn xanh không rác”, làm các video clip kêu gọi không vứt rác bừa bãi, đạp xe tuyên truyền....
"Đại sứ môi trường Bayer" là chương trình hợp tác quốc tế giữa Tập đoàn Bayer và Ủy ban Môi trường thuộc Liên Hiệp Quốc (UNEP). Tại Việt Nam, chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2006. Năm 2013, cuộc thi do Công ty Bayer VN, Hội SV TP.HCM và Chi cục Bảo vệ môi trường - thuộc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM tổ chức. |
Lam Hồng chia sẻ: "Hashtag là tính năng còn mới với nhiều người dùng Facebook. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho những người thực hiện dự án. Chúng tôi hi vọng sẽ làm lan tỏa thông điệp Sài Gòn sẽ đẹp hơn, đất nước sẽ đẹp hơn khi không có rác".
Nguyễn Vũ Luân - sinh viên ĐH Sài Gòn - hào hứng cho biết do CLB Môi trường xanh (thuộc khoa Khoa học môi trường, ĐH Sài Gòn, TP.HCM) tổ chức - một hoạt động thuộc dự án xây dựng trang Facebook "Lăng kính môi trường" - đã thu hút nhiều sinh viên. Vũ Luân nói: "Trang Facebook cập nhật thông tin về môi trường, cũng là nơi người dùng chia sẻ những bức xúc về hiện trạng môi trường, những thói quen chưa xanh...., từ đó khuyến khích cùng hành động để tạo ra những đổi thay tích cực. Là một đại sứ môi trường, tôi thấy mình có nhiệm vụ phải lan tỏa tinh thần sống xanh đến những người quen và cả không quen biết để cùng nói cung một tiếng nói trong việc bảo vệ môi trường".
Không chọn trẻ em hay sinh viên để tác động, Trần Minh Chính - ĐH KHXH&NV TP.HCM - hướng đến "dân văn phòng" với dự án "Sản phẩm xanh công sở". Minh Chính và cộng sự thiết kế các vật phẩm trang trí văn phòng, các sản phẩm truyền thông kêu gọi tiết kiệm điện, nước, giấy... Điểm nhấn đặc biệt của sản phẩm này là tính dễ nhớ, dễ thuộc của các thông điệp như: "Nhắm đủ rót đầy uống hết", "Xả ít nước thôi, khóa vòi thật chặt", "Bật đúng lúc tắt đúng giờ/ Đừng cứ làm ngơ bất ngờ tắt điện"...
Một sản phẩm ra đời từ phòng thí nghiệm là 15 mẫu than hoạt tính điều chế từ vỏ cà phê - thuộc dự án "Sử dụng vỏ cà phê làm nguyên liệu chính để điều chế than hoạt tính nhằm làm giảm ảnh hưởng của các chất hóa sinh có thành phần chính là cypermethrin trong các ao hồ" - của - sinh viên ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM. 15 mẫu than này khác nhau về hoạt tính bề mặt vì khác nhau về thời gian đốt, lượng nitơ, CO2 đưa vào trong quá trình đốt. Sắp tới, Quản Trọng sẽ dùng than hoạt tính lọc nước cho mô hình nuôi tôm trong phòng thí nghiệm trường (mô phỏng với quy mô nhỏ mô hình nuôi tôm thực tế).
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận