Qua việc phát hiện những động vật kỳ thú này, các nhà khoa học đánh giá các khu bảo tồn ở Việt Nam có mức đa dạng sinh học cao.
TTO mời bạn đọc cùng nhìn lại một số loài tiêu biểu nhất đã được đăng tải trên các trang tin The Daily Green hay Guardian (Anh)...
Ếch “âm dương”
Phóng to |
Ếch “âm dương”, tên khoa học là Leptobrachium leucops, có đôi mắt được phân chia hai màu trắng và đen rõ rệt. Loài ếch mới này được tìm thấy trên các khu rừng thường xanh và rừng mây ẩm ướt thuộc cao nguyên Lâm Viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), phát hiện năm 2011 |
Ếch "hót như chim"
Phóng to |
Trong tháng 12-2011, các nhà khoa học Úc công bố phát hiện một loài ếch cây mới, có tên khoa học Gracixalus quangi, sống ở độ cao từ 600-1.300m tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Loài ếch này đã làm các nhà khoa học ngạc nhiên bởi nó có tiếng kêu rất phức tạp, đa dạng và tương tự như tiếng chim hót - Ảnh: Jodi J. L. Rowley/Australian Museum/WWF, ếch đực (ảnh trên) và ếch cái (ảnh dưới) |
Rắn có mắt hình viên ngọc
Phóng to |
Rắn Cryptelytrops rubeus có đôi mắt như viên ngọc đỏ sống tại vườn quốc gia Cát Tiên, cách TP.HCM khoảng 150km về phía bắc. Nó được công bố phát hiện tháng 3-2011 - Ảnh: Peter Paul van Dijk/Darwin Initiative |
Cá trê "đi bộ"
Phóng to |
Loài cá trê mới, có tên khoa học Clarias gracilentus, sống trong những dòng suối nước ngọt, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Các nhà khoa học mô tả loài cá này biết “đi bộ” nhờ sử dụng vây ngực và vận chuyển cơ thể lắc lư về phía trước trông giống như loài rắn - Ảnh: WWF, phát hiện năm 2011 |
Cá chạch mù
Phóng to |
Loài cá chạch mới có tên khoa học Draconectes narinosus, có chiều dài cơ thể khoảng 2,54cm được tìm thấy tại đảo Vạn Giò, vịnh Hạ Long. Loài cá này có đặc điểm đáng chú ý là không có mắt, không có vảy nhưng lại thích nghi hoàn toàn trong điều kiện sống chỉ có bóng tối âm u - Ảnh: Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI), công bố phát hiện năm 2012 |
Dơi mũi ống
Phóng to |
Dơi mũi ống Murina beelzebub được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Môi trường sống của loài dơi này phụ thuộc rất nhiều vào rừng nhiệt đới - nơi đang bị con người tàn phá nghiêm trọng - Ảnh: WWF, phát hiện năm 2011 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận