Tuy nhiên, sau “chiến tranh”, bạn nên tránh mắc phải những sai lầm sau nếu không muốn mối quan hệ của mình đi vào ngõ cụt.
Phóng to |
Chuyện vợ chồng cãi nhau không thật sự tệ như bạn tưởng mà là một trong những dấu hiệu cho thấy hai bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề nào đó - Ảnh minh họa: từ Flickr |
Chiến tranh lạnh
Đây là giải pháp các cặp đôi thường chọn sau khi xảy ra cãi vã, thậm chí “cuộc chiến” này còn kinh khủng và kéo dài hơn nhiều so với cuộc tranh cãi trước đó.
Điều này không khó hiểu bởi sau khi cãi nhau, bạn muốn có khoảng lặng, có không gian riêng để suy nghĩ. Nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ chung sống cùng với người ấy mà không giao tiếp hoặc không làm bất cứ điều gì nếu có liên quan đến đối phương. Điều này sẽ khiến chàng nghĩ rằng bạn đang tìm cách trả thù và dần dần anh ấy cũng có thể sẽ hành động như thế.
Cuộc chiến tranh lạnh không khoan nhượng này sẽ là đầu mối gây nên những vết rạn hôn nhân. Nếu ngay sau thời điểm cãi vã bạn muốn có không gian riêng của mình thì hãy chia sẻ với anh ấy rằng bạn cần thời gian để tĩnh tâm và cân bằng cuộc sống vợ chồng.
Thù dai
Bạn sẽ bị đánh giá là con người nhỏ nhen, hẹp hòi nếu bạn luôn “khắc cốt ghi tâm” từng từ khi tranh cãi. Cần hiểu rằng những lời nói khi ấy đôi khi không phải những lời nói đã được suy tính trước sau mà có thể chỉ là lời bộc phát.
Vậy nên bất cứ điều gì bạn và chàng thốt ra trong lúc nóng giận chỉ nên giữ nó trong phạm vi cuộc tranh cãi mà thôi, đừng nên vin vào đó để dằn vặt nhau.
Nếu những lời nói của đối phương khiến bạn bị tổn thương thì hãy cho anh ấy/cô ấy biết điều này. Nếu những lời nói đó khiến bạn chưa thể quên ngay được thì đừng nên nói chuyện trở lại với người ấy quá sớm vì có thể đây lại là “mồi châm” cho một cuộc tranh cãi mới và có thể cuộc tranh cãi này còn tệ hơn cuộc tranh cãi trước đó.
Đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan
Thực tế có hàng tá lý do bạn có thể đổ lỗi cho chúng là nguyên nhân khiến vợ chồng bạn tranh cãi, ví như đó là một ngày làm việc thật tệ, do bạn bị đau đầu, do bạn mất ngủ nên căng thẳng…
Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia người Mỹ thuộc Trường ĐH California tiến hành mà đứng đầu là giáo sư Berkeley cho thấy những cặp đôi thiếu ngủ sẽ dễ xảy ra tranh cãi hơn so với những cặp khác. Dầu vậy, không nên vin vào những lý do khách quan mà nên thẳng thắn với nhau, hãy truy tìm nguyên nhân bạn tranh cãi với anh ấy là gì. Ví như bạn muốn giải quyết vấn đề khúc mắc với anh ấy, bạn muốn anh ấy nhận ra sai lầm, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai, để lần sau chủ đề này sẽ không khiến cả hai bạn một lần nữa to tiếng với nhau.
Ngủ riêng
Sự va chạm thể xác sẽ khơi gợi những cảm xúc đặc biệt trong cơ thể, khiến khoảng cách giữa bạn và người ấy được thu hẹp. Nó cũng là cách hóa giải tuyệt vời mọi rắc rối.
Ngay cả khi bạn và chàng vừa trải qua một cuộc tranh cãi kịch liệt thì cũng không có lý do gì để hai bạn phải ngủ riêng. Lời khuyên dành cho bạn là vẫn nên tiếp tục ngủ chung giường và đây có thể là “cầu nối” để hai bạn dễ làm hòa với nhau hơn.
Bỏ đi khi anh ấy nói
Thật sai lầm nếu bạn tỏ ra như không nghe thấy khi anh ấy muốn trò chuyện, giao tiếp kể từ thời điểm hai người tranh cãi. Hành động này sẽ khiến mối quan hệ của bạn và chàng trở nên tồi tệ hơn, chàng sẽ cho rằng bạn đang coi thường, khinh bỉ anh ấy, trong mắt bạn, anh ấy chẳng có bất cứ vị trí nào. Trong khi đó, tôn trọng lẫn nhau luôn là một nguyên tắc vàng để nuôi dưỡng tình yêu cũng như hạnh phúc hôn nhân.
Lời khuyên dành cho bạn là ngay cả khi bạn đang rất giận anh ấy cũng nên kìm nén cảm xúc và lắng nghe những gì anh ấy nói. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thành thật sẽ giúp hai bạn gỡ được những nút thắt gây ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa.
Không cố gắng “yêu” nếu không muốn
Không thể phủ nhận sex là cầu nối tuyệt vời giúp hàn gắn tình cảm vợ chồng sau khi có bất đồng. Mặc dầu vậy, bạn vẫn nên từ chối chàng nếu bạn thật sự không sẵn sàng. Nếu cố ép mình để “vui vẻ” trong hoàn cảnh này bạn sẽ không có được kết quả cuộc “yêu” như mong muốn. Bởi cuộc “vui vẻ” chỉ có thể đến cái đích cuối cùng nếu bạn bắt đầu “nhập cuộc” với tâm trạng hào hứng, ham muốn.
Trong trường hợp này hãy thành thật chia sẻ với chàng rằng bạn chưa sẵn sàng, cần thêm thời gian trước khi “yêu” lại và hẹn chàng vào lúc khác. Tối kỵ việc “yêu” lại trong tâm trạng ấm ức hoặc cự tuyệt, tỏ thái độ khinh bỉ với anh ấy mà không một lời giải thích, nếu hành động như vậy bạn đang khiến mọi chuyện vượt quá khả năng kiểm soát của bạn đấy.
Coi cãi vã như chuyện “cơm bữa”
Sau mỗi cuộc cãi vã, bạn cần tìm hướng giải quyết vấn đề triệt để thay vì buông xuôi và mặc kệ đối phương. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn coi chuyện cãi nhau giống như một chuyện rất đỗi bình thường của hai vợ chồng và chẳng có bất cứ điều gì đáng quan tâm. Nếu bạn có suy nghĩ này thì chứng tỏ bạn đang để hạnh phúc hôn nhân của mình đi vào ngõ cụt.
Cãi nhau không thật sự tệ như bạn tưởng mà là một trong những dấu hiệu cho thấy hai bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề. Khi còn tranh cãi tức là hai bạn còn muốn hướng đến những điều tốt đẹp cho hôn nhân, còn muốn dành sự quan tâm cho nhau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận