02/06/2018 16:28 GMT+7

Những điều cần biết về nhược thị ở trẻ em

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não.

Những điều cần biết về nhược thị ở trẻ em - Ảnh 1.

Bịt mắt lành là một trong các phương pháp điều trị nhược thị - Ảnh: eye-doctor.gr

Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não. Mắt nhìn có vẻ bình thường, nhưng vì nhiều lý do mà não hoạt động tích cực với mắt bên còn lại hơn. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là "mắt lười".

Nguyên nhân gây ra nhược thị

Các nguyên nhân gây bệnh nhược thị thường gặp nhất bao gồm:

- Lác: Có thể ở một mắt, hai mắt hoặc lác luân phiên; 50% trong số trẻ em bị mắt lác đồng thời bị nhược thị.

- Tật khúc xạ: Nhược thị do khúc xạ xuất hiện ở trẻ em do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực ở trẻ em. Nhược thị do khúc xạ có thể xảy ra ở một mắt, hai mắt, có thể đối xứng hoặc không đối xứng (trong trường hợp bất đồng khúc xạ).

- Môi trường trong suốt của mắt bị che khuất: Ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mi bẩm sinh hoặc xuất hiện từ khi còn nhỏ, sẹo giác mạc…

Dấu hiệu nhận biết nhược thị

Trẻ bị bệnh nhược thị sẽ thường nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi còn bị nhức đầu, nhức mắt. Nếu trẻ bị lác hoặc có những bất thường ở mắt như sụp mi, đục thủy tinh thể, sẹo mờ đục giác mạc…Đôi khi, trẻ có thể tự phát hiện nhìn mờ khi xem tivi, đọc sách hoặc viết ở khoảng cách gần; trẻ cũng có thể có các biểu hiện như nheo mắt, chớp mắt, dụi mắt khi xem tivi, nghiêng đầu khi nhìn, nhìn bảng khó khăn, viết sai hàng…

Bệnh nhược thị có thể đưa đến nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt,…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin,…).

Phương pháp điều trị nhược thị?

Mục đích điều trị là mang lại thị lực tốt nhất có thể cho mắt bị nhược thị, từ đó cho phép trẻ có thể sử dụng đồng thời hai mắt và là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện thị giác hai mắt. Để đạt được mục đích đó, ngoài điều trị nguyên nhân các bệnh tại mắt ra thì việc điều trị nhược thị chủ yếu là kích thích sử dụng mắt nhược thị bằng các phương pháp khác nhau như: Đeo kính, bịt mắt lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật còn tuỳ theo sự chỉ định của bác sĩ với từng trường hợp cụ thể.

Điều trị nhược thị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Các yếu tố quyết định thành công của điều trị là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, độ tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo. Hơn nữa, cũng cần lưu ý nhược thị sau khi đã điều trị khỏi vẫn cần phải theo dõi lâu dài đề phòng nhược thị tái phát.

Nếu trường hợp chứng giảm thị lực nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một giọt thuốc nhỏ mắt được gọi là atropin, làm mờ mắt để con của bạn không cần phải đeo một miếng vá.

Nếu tật lác mắt ngăn ngừa việc từ di chuyển hai mắt cùng nhau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật trên cơ mắt. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể hỏi thêm về những phương pháp điều trị tốt nhất./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp