25/10/2017 17:42 GMT+7

Những điều cần biết về bệnh Parkinson

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn chức năng não bộ dần dần gây ra sự mất kiểm soát hoạt động của cơ bắp.


Những điều cần biết về bệnh Parkinson - Ảnh 1.

Triệu chứng của bệnh Parkinson khởi đầu khá nhẹ và rất dễ bị bỏ qua. Những dấu hiệu đặc thù của bệnh bao gồm: run, cứng cơ, cử động chậm chạp và khó giữ thăng bằng cơ thể.

Dấu hiệu sớm của bệnh

Những dấu hiệu sớm của bệnh rất khó phát hiện và có thể bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Những dấu hiệu sớm bao gồm:

- Run nhẹ ngón tay, bàn tay, đùi hay môi.

- Cứng cơ hay đi lại khó khăn.

- Đứng dậy khó khăn từ ghế ngồi.

- Chữ viết tay nhỏ, loăng quăng.

- Tư thế khom người về phía trước.

- Gương mặt như "mặt nạ", không có biểu cảm.

Triệu chứng

- Run: Run là dấu hiệu sớm nhất của bệnh, khoảng 70%. Run thường khởi phát ở một ngón tay hay bàn tay khi bàn tay ở tư thế nghỉ ngơi, khi bàn tay cử động thì không run. Nó run theo nhịp, thông thường là 4 đến 6 cái mỗi giây. Run  cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh khác, nên nếu chỉ có triệu chứng run thì chưa thể chẩn đoán là bệnh Parkinson.

- Cử động chậm: Khi lớn tuổi theo tự nhiên con người trở nên chậm chạp. Nhưng nếu bị chứng vận động chậm, một dấu hiệu của bệnh Parkinson, thì có thể gây trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày. 

Khi người bị Parkinson muốn di chuyển, cơ thể họ không đáp ứng ngay tức thời hoặc họ đột ngột bị "đóng băng", không nhúc nhích được. Sự lê bước và gương mặt "giống mặt nạ" thỉnh thoảng được phát hiện ở những người mắc bệnh Parkinson liên quan đến chứng cử động chậm.

- Mất thăng bằng cơ thể: Người bị bệnh Parkinson có khuynh hướng bị chứng "đóng băng" với 2 vai xuội xuống và đầu gục tới trước. Kèm theo những rối loạn vận động khác khiến cho họ có vấn đề về giữ thăng bằng cơ thể. Nếu mất thăng bằng tăng lên có thể dẫn đến nguy cơ té ngã.

- Cứng cơ: Chứng cứng cơ xảy ra khi các cơ duy trì sự co cứng và không thư giãn được. Thí dụ như cánh tay không đu đưa khi đi bộ. Có hiện tượng vọp bẻ hay đau trong cơ bắp. Phần lớn người bị Parkinson thường bị chứng cứng cơ.

- Triệu chứng khác ngoài vận động: Những triệu chứng khác thường xảy ra nhưng không phải bất kỳ ai mắc bệnh Parkinson cũng có đủ các triệu chứng:

+ Khó ngủ hay dật dờ ban ngày.

+ Giọng nói nhỏ hay nói líu nhíu (nói lắp).

+ Nuốt khó.

+ Rối loạn trí nhớ, dễ nhầm lẫn hay mất trí.

+ Da nhờn và đầu nhiều gàu.

+ Táo bón.

Nguyên nhân gây bệnh

Một vùng nhỏ trong cuống não, được gọi là Subtantia nigra, kiểm soát chức năng vận động. Trong bệnh Parkinson, các tế bào trong Substantia nigra không tạo ra dopamine, một chất trung gian hóa học có chức năng giúp tế bào não thông tin liên lạc với nhau. Do các tế bào tạo dopamine này bị chết đi, nên não bộ không còn nhận được những tín hiệu thiết yếu để thực hiện cử động nữa.

Các giai đoạn của bệnh

Bệnh Parkinson đang tiến triển có nghĩa là những biến đổi trong não bộ đang tiếp diễn theo thời gian. Bác sĩ đánh giá các giai đoạn của bệnh bằng cách thăm khám thật kỹ các triệu chứng của bạn. "Thang điểm Hoehn và Yahr" là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá độ nặng của triệu chứng.

"Thang điểm phân loại thống nhất bệnh Parkinson" (The Unified Parkinson Disease Rating Scale) đánh giá chức năng, sự sáng suốt, hành vi, tính khí, sinh hoạt hàng ngày và sự vận động. Đánh giá được giai đoạn của bệnh giúp chỉ định liệu pháp tốt nhất.

Điều trị

- Levodopa

Levodopa (L-dopa) là loại thuốc giúp cho não bộ tạo ra dopamine. Levodopa được sử dụng từ thập niên 1970 và đến bây giờ vẫn là thuốc chữa trị Parkinson hiệu quả nhất. Thuốc làm giảm chứng cử động chậm và cứng cơ, giúp cho người bệnh vận động dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, hiệu ứng của Levodopa có thể suy giảm nhanh chóng. Không nên dùng khẩu phần ăn quá nhiều protein. Levodopa thường được kết hợp với carbidopa để phòng ngừa chứng buồn nôn và nôn ói, giúp cho levodopa được hấp thu đến não tốt hơn. 

Những tác dụng phụ của levodopa bao gồm: choáng váng, ảo giác, hoang tưởng và cử động không tự ý cũng có thể xảy ra nếu dùng thuốc lâu dài.

- Chất kích thích Dopamin

Đây là loại thuốc tương tự dopamine, gọi là "dopamine agonist", được dùng để làm chậm các triệu chứng liên quan đến cử động của bệnh Parkinson. 

Thuốc gồm có Apokyn, Mirapex, Parlodel, miếng thuốc dán Neupro. Thuốc tiêm gồm có Requip, Apokyn, được dùng khi hiệu ứng của levodopa bắt đầu suy yếu. Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn ói, choáng váng, phù do ứ nước và rối loạn tâm thần.

- Các loại thuốc khác

Comtan và Tasmar có thể cải thiện hiệu ứng của levodopa. Tác dụng phụ có thể có của thuốc là tiêu chảy. Bệnh nhân sử dụng Tasmar cần phải theo dõi đều đặn chức năng gan. Stalevo là thuốc kết hợp 3 thứ gồm levodopa, carbidopa và entacapone.

Azilect, Eldepryl, Emsam và Zelapar có tác dụng làm chậm sự sụt giảm nồng độ dopamine, được chỉ định sớm hoặc dùng cùng với levodopa.

- Phẫu thuật

+ Kích thích não sâu

Các điện cực được cắm vào một trong 3 vùng của não bộ: globus pallidus, đồi thị hay nhân dưới đồi thị, trong một bán cầu não hoặc cả hai. Một máy phát xung điện được đặt trong lồng ngực, gần xương đòn. Xung điện kích thích não giúp làm giảm sự cứng cơ, run và cử động chậm của bệnh nhân. Xung điện không ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh hay tác động đến các triệu chứng khác.

+ Dùng sóng cao tần

Các phẫu thuật này sử dụng năng lượng sóng cao tần để phá hủy vùng có kích thước bằng hạt đậu trong vùng globus pallidus hay trong đồi thị. Các vùng này có liên quan đến chứng run, cứng cơ và cử động chậm, nên cử động thường được cải thiện sau phẫu thuật mà không có hiệu ứng đối với levodopa. 

Tuy nhiên bởi vì những phẫu thuật này không thể nghịch đảo được nên chúng ít được ứng dụng hơn so với kích thích não sâu.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp