13/10/2017 15:13 GMT+7

Những dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể.

Những dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường - Ảnh 1.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường

1. Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước

Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, người bệnh còn rất hay khát nước và khô miệng. Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước, mà còn là dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường tuýp 2.

2. Đói cồn cào

Do lượng Insulin trong máu không ổn định nên các tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.

3. Mệt mỏi

Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

4. Giảm thị lực

Mắt là một trong những bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao khiến nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh, gây giảm thị lực hoàn toàn.

5. Nhiễm trùng

Do vi khuẩn, vi rút, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp. Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.

6. Tê hoặc ngứa các đầu chi

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

7. Giảm hoặc tăng cân không có lý do

Người bị bệnh đái tháo đường không có khả năng sử dụng insulin, gây nên một số rối loạn nên dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.

8. Chậm liền sẹo

Do lượng đường trong máu cao đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, nên làm chậm liền sẹo.

Các biện pháp phòng bệnh

1. Không nên bỏ bữa sáng

Rất nhiều người nghĩ rằng bỏ qua bữa ăn sáng sẽ giúp bản thân họ phòng ngừa bệnh tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên thực tế là, những người ăn bữa sáng nhẹ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người bỏ bữa ăn sáng. Bởi vậy, nếu muốn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần tránh những thực phẩm giàu Carbohydrates và tránh ăn quá nhiều dầu/mỡ trong bữa ăn sáng.

2. Giảm khẩu phần ăn

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hãy giảm ăn thịt, đặc biệt là những loại thịt đỏ. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích… Bạn cũng không nên ăn vặt trong khi nấu ăn, khi dọn dẹp nhà cửa và nhất là ăn khuya.

3. Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả

Để bảo vệ sức khỏe của mình và tránh mắc phải bệnh tiểu đường, bạn có thể làm các loại salad khác nhau và thưởng thức nó trước khi ăn các món ăn chính trong bữa ăn. Bạn có thể ăn các món rau trộn trong bữa trưa hoặc tối. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung trái cây tươi thuộc họ cam quýt, táo, đào, dưa hấu… trong chế độ ăn uống của mình. Ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.

4. Uống nhiều nước mỗi ngày

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là phải uống nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Lượng nước trung bình mà cơ thể uống mỗi ngày là 8 ly. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, không nên dùng các loại nước ngọt thay cho nước lọc, bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu.

5. Ăn các loại ngũ cốc

Ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo nâu, yến mạch… không chỉ giúp bạn có một thân hình đẹp mà nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Do đó, bạn có thể thay thế các loại thực phẩm bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt để ngăn chặn tiểu đường và đảm bảo sức khỏe.

6. Giảm cân

Hay còn gọi là giảm trọng lượng cơ thể, giúp bạn đẩy lùi nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày.

7. Khám bệnh thường xuyên

Đây là cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất, khám bệnh thường xuyên giúp khả năng phát hiện bệnh sớm hơn. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.

8. Gia tăng hoạt động thể lực

Chơi thể thao đều đặn mỗi ngày, tập thể dục khoảng 1h/ngày, đi bộ từ khoảng 5.000 – 10.000 bước chân mỗi ngày, hoạt động thể lực giúp cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và cũng đẩy lùi nguy cơ đái tháo đường xa hơn.


Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp