Phóng to |
Gần một nửa khán giả đến xem phim là người khuyết tật - Ảnh: Thanh Hoa |
Vợ chồng đạo diễn người Mỹ nhiệt tình trả lời các câu hỏi đặt ra - Ảnh: Thanh Hoa |
Vợ chồng đạo diễn người Mỹ nhiệt tình trả lời các câu hỏi đặt ra - Ảnh: Thanh Hoa |
Vợ chồng đạo diễn Eric Neudel và Alison Gilkey đã cùng chia sẻ với khán giả nhiều điều xoay quanh bộ phim này cũng như những vấn đề về người khuyết tật.
Bộ phim “Những cuộc đời đáng sống” dài một tiếng đồng hồ, kể về những mốc quan trọng của cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người khuyết tật tại Mỹ, theo sát từng buớc phát triển của pháp luật về quyền bình đẳng cho người khuyết tật.
Phim kết thúc với việc Luật Người khuyết tật Mỹ được thông qua, hứa hẹn sự thay đổi trong cuộc sống của hàng chục triệu người, cũng mở ra trong lòng người xem những suy nghĩ, liên tưởng đến tình hình chung về cuộc sống của cộng đồng NKT trên khắp thế giới.
Thông điệp bộ phim gửi gắm là những NKT hãy đoàn kết, tạo thành một cộng đồng lớn mạnh và đấu tranh vì lợi ích của cộng đồng mình.
Bộ phim được hoàn thành sau 5 năm hai vợ chồng đạo diễn Eric Neudel dày công tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu lịch sử, hình ảnh và gặp gỡ những nhân chứng lịch sử liên quan. Quá trình thu thập tài liệu dựng phim gặp khá nhiều khó khăn bởi một số tư liệu quý giá về cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của NKT đã không được gìn giữ qua thời gian, bị vứt bỏ vì người ta cho rằng nó không có gì quan trọng.
Đạo diễn Eric cũng bày tỏ mong muốn đưa lịch sử cuộc đấu tranh đòi quyền lợi dành cho NKT vào chuơng trình giáo dục bắt buộc trong hệ thống trường học. Vừa qua, họ đã hoàn thành phiên bản ngắn hơn cho bộ phim này, chủ yếu hướng vào đối tuợng học sinh và đang trong quá trình làm việc với Bộ giáo dục đào tạo Mỹ.
Thạc sĩ Lưu Thị Ánh Loan, Phó giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) cũng đã cung cấp thêm cho khán giả những thông tin về quá trình ra đời Luật người khuyết tật tại Việt Nam vào ngày 1-1-2011 và việc thực hiện bộ luật này.
Trong phần giao lưu, mọi người cũng đã cùng nhau trao đổi về những khó khăn mà NKT đang gặp phải. Có thể nhận thấy, vấn đề đặt ra cho cộng đồng NKT ở Việt Nam, Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới là việc làm. Tỷ lệ NKT thất nghiệp ở một số quốc gia lên đến 80%. Nguyên nhân là do công trình xây dựng không tiếp cận, xã hội nhìn nhận chưa đúng về khả năng của họ và các doanh nghiệp e ngại khi nghĩ rằng phải tốn kém để tạo môi trường thuận lợi cho NKT làm việc.
Bà Alison Gilkey đã khiến mọi người xúc động khi chia sẻ rằng thái độ của những người xung quanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến NKT: “Là mẹ của hai đứa con trai khuyết tật, tôi nghĩ mình hoàn toàn có quyền hợp pháp để vận động biện hộ cho cộng đồng NKT. Con trai đầu của tôi sắp tốt nghiệp truờng Đại học dành cho nguời tự kỷ, và tôi sẽ tiếp tục đồng hành, giúp con mình hòa nhập xã hội và tìm kiếm việc làm phù hợp”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận