21/03/2021 14:14 GMT+7

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến

LÂM THIÊN
LÂM THIÊN

TTO - Suốt nhiều năm qua, các cô giáo từ miền xuôi vượt đường sá xa xôi, cách trở để gieo con chữ cho trẻ em ở ngôi làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh, Bình Định).

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 1.

Mùa mưa nước hồ dâng cao, các cô giáo phải rất vất vả, lội bộ dắt xe qua quãng đường dài trước khi lên thuyền vào làng

Đây là ngôi làng nằm biệt lập giữa núi rừng heo hút, muốn ra vô chỉ có con đường duy nhất là đi xuồng gần 10km qua hồ Núi Một.

Theo người dân, nếu không muốn đi qua hồ thì có thể đi bộ 3 giờ xuyên rừng để đến làng Canh Tiến. Tuy nhiên, đường sá rất chông chênh và trở ngại. Làng Canh Tiến có 2 điểm trường: điểm trường mẫu giáo với 40 trẻ và điểm trường tiểu học có 51 học sinh. Ở đây, học sinh là người Ba Na và Chăm.

Cứ sáng thứ hai hằng tuần, các cô giáo lại gùi gánh gạo muối, lương thực... rồi đi xe máy tới hồ Núi Một, sau đó đi xuồng vào làng đến tận thứ sáu mới trở về.

Cô giáo Lê Thị Na Uy ở huyện Tuy Phước bắt đầu dạy tại đây từ năm 2018 nói: "Lúc đó rất thiếu thốn: không điện, nước và chợ, sóng điện thoại thì chập chờn. Giờ có điện năng lượng mặt trời thì đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên mùa mưa bão đi lại vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Đi trên xuồng sóng đánh rất mạnh, trời sương mù mịt không nhìn thấy gì. Sợ lắm!".

Khó khăn là vậy nhưng theo các cô giáo, học sinh ở đây rất ngoan, ham học và hồn nhiên. "Hễ thấy cô giáo mặc đồ mới là các em lại hỏi cô mặc đồ tết hả. Thỉnh thoảng các em lại tặng cô trái bắp, mớ rau hái được trong rừng" - cô Na Uy vui vẻ nói.

Ông Trần Văn Tho, hiệu trưởng Trường tiểu học Canh Liên, chia sẻ: "Cuối năm 2020 khi làng Canh Tiến có điện năng lượng mặt trời, chúng tôi rất vui mừng vì các cô đỡ vất vả được phần nào. Thời gian tới, nhà trường sẽ triển khai xây dựng thêm một số công trình nhà công vụ, sân trường... để phục vụ việc dạy học và ăn ở cho giáo viên được tốt hơn".

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 2.

Điểm Trường tiểu học làng Canh Tiến, xã Canh Liên nằm lọt thỏm giữa buôn làng và núi rừng heo hút

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 3.

Sau khoảng 1 giờ trên thuyền, các cô giáo cùng xách lương thực phục vụ cho một tuần sinh sống tại làng của mình

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 4.

Em Đinh Văn Phước tặng các cô giáo những quả bắp vừa được nấu chín của gia đình

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 5.

Buổi tối, các cô giáo đến thăm và nói chuyện cùng phụ huynh để họ nắm bắt tình hình học tập của con em

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 6.

Đồ ăn của các cô chủ yếu là món kho vì giữ được lâu. Các cô thường chia nhỏ cho dễ bảo quản và đậy kín để mèo, chó không cạy phá được

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 7.

Cô giáo Na Uy kiểm tra bài học sinh của lớp ghép 4 và 5 cùng một buổi dạy

Những người thầy vượt khó gieo chữ Những người thầy vượt khó gieo chữ

TTO - Trong 153 tác phẩm tham gia dự thi thể loại phóng sự tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 38 (vừa bế mạc vào tối 22-12 tại Đà Lạt), có khá nhiều phóng sự về thầy cô giáo. Trong đó có hai phóng sự đoạt huy chương vàng.

LÂM THIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp