26/07/2023 12:20 GMT+7

Những câu hỏi dành cho cơ quan thuế

Thông tin một công ty yến sào ở Bình Thạnh (TP.HCM) xuất hóa đơn 34.000 tỉ đồng chỉ trong 7 ngày, trong đó chỉ có 40 triệu là hàng thật làm dậy sóng dư luận.

Nếu có cảnh báo sớm về bất thường của doanh nghiệp nộp thuế, sẽ giảm thiểu rất nhiều thiệt hại - Ảnh minh họa: CTV

Nếu có cảnh báo sớm về bất thường của doanh nghiệp nộp thuế, sẽ giảm thiểu rất nhiều thiệt hại - Ảnh minh họa: CTV

Tính đến thời điểm cơ quan thuế phát hiện và yêu cầu giải trình, doanh nghiệp này mới thành lập được hơn sáu tháng, vốn vỏn vẹn chỉ có 2,5 tỉ đồng nhưng đã kịp xuất hóa đơn với giá trị rất khủng.

Theo quy định tại nghị định 123, khách hàng dù có lấy hay không lấy thì bên bán vẫn phải xuất hóa đơn. Trừ siêu thị, trung tâm thương mại..., bên bán phải viết tên người mua, địa chỉ, mã số thuế... rõ ràng trên hóa đơn.

Thế mà ở đây dù số tiền cực kỳ lớn nhưng ở mục tên người mua chỉ ghi là "khách hàng không lấy hóa đơn". Dư luận đặt câu hỏi về việc liệu còn gì đó ẩn giấu đằng sau câu chuyện xuất hóa đơn khủng hay không. Điều này cần thời gian để cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Từ vụ việc cũng đặt ra đề bài cho cơ quan quản lý. Theo dõi các mốc thời gian có thể thấy sau kỳ báo cáo thuế quý 1 (hạn chót 4-5), Chi cục Thuế Bình Thạnh mới phát hiện sự việc và mời doanh nghiệp lên giải trình.

Rõ ràng thời điểm phát hiện sự việc, dù áp dụng hóa đơn điện tử gần một năm nhưng cơ quan thuế vẫn chưa có cơ chế sàng lọc và cảnh báo tự động để phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ như mới thành lập, liên tục xuất hóa đơn với giá trị lớn...

Nếu có cơ chế này thì ngay từ hóa đơn đầu tiên, hệ thống đã cảnh báo và Tổng cục Thuế sẽ thông tin ngay cho cơ quan thuế địa phương để kịp thời kiểm tra doanh nghiệp. Tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp "ma" phát hành một đống hóa đơn rồi bỏ trốn như đã từng xảy ra. 

Hệ quả là "rau răm ở lại chịu đời đắng cay" như câu chuyện những doanh nghiệp có mua hàng hóa, dịch vụ thật nhưng lại nhận phải hóa đơn của 524 doanh nghiệp bỏ trốn và sau một, hai năm thì cơ quan thuế yêu cầu giải trình và loại ra khỏi chi phí, phải chịu phạt gấp nhiều lần giá trị hóa đơn.

Tất nhiên để các đường dây mua bán hóa đơn hoạt động rầm rộ nhiều năm qua có lý do từ điều kiện thành lập doanh nghiệp quá dễ dãi, muốn khai bao nhiêu vốn thì khai, thậm chí cả địa chỉ cũng không có thật. 

Nếu có cơ chế cảnh báo sớm thì sẽ giảm thiểu thiệt hại rất nhiều cho cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế.

Một thông tin rất mới là Tổng cục Thuế đã chính thức vận hành, triển khai Trung tâm cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử có khả năng đối chiếu tự động giữa tờ khai thuế và hóa đơn điện tử sau ngày thứ năm kể từ ngày đến hạn nộp tờ khai và sẽ sớm phát hiện các dấu hiệu gian lận thuế. 

Từ đó, ngành thuế sẽ có các biện pháp thanh tra, kiểm tra cũng như chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu thấy cần thiết.

Tội phạm thuế luôn có trăm phương ngàn kế để đối phó. Chặn con đường này họ sẽ luồn lách bằng con đường khác. Nhưng cơ quan quản lý với đủ quyền lực, máy móc, thiết bị, công nghệ trong tay, nếu vào cuộc một cách quyết liệt thì môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện rất nhiều và rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu cũng sẽ giảm.

Một công ty yến sào ở Bình Thạnh xuất hóa đơn 34.000 tỉ trong 7 ngàyMột công ty yến sào ở Bình Thạnh xuất hóa đơn 34.000 tỉ trong 7 ngày

Trong 34.000 tỉ đồng hóa đơn do công ty yến sào này xuất ra, chỉ có 40 triệu đồng là hàng thật, còn lại là xuất khống.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp