15/10/2017 10:57 GMT+7

Những cánh rừng biến mất và những mạng người

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TTO - Trước đây phải mất hàng chục giờ nước nguồn mới tràn về hạ lưu, nhưng khi rừng bị phá, tốc độ đó được tính bằng giây. Cư dân sống cạnh sông suối, không ai kịp trở tay!

Những cánh rừng biến mất và những mạng người - Ảnh 1.

Nhưng từ mấy tháng nay, Tây Bắc được nhắc đến trong nỗi đau khôn nguôi. Đầu tháng 8, lũ quét qua Mù Cang Chải (Yên Bái). Thị trấn nhỏ vốn bình yên với vẻ lộng lẫy của những thửa ruộng bậc thang bên đèo Khau Phạ vào mùa lúa chín đã thay thế bằng nỗi tang thương ngổn ngang của trận lũ quét. 

Cũng như thế, xóm Khanh với thác Khanh đẹp quyến rũ gần đèo Đá Trắng thu hút dân phượt khi lên Tân Lạc (Hòa Bình) chỉ trong tích tắc đã chôn vùi cái xóm nhỏ với 18 cư dân bị thiệt mạng mà giờ đây còn nhiều nạn nhân vẫn chưa tìm thấy thi thể.

Vẻ đẹp của Tây Bắc thì hiển lộ nhưng hiểm họa lại tiềm ẩn. Và những ngày này nhiều nhà khoa học môi trường đã nói rõ nguyên nhân là do . 

Sáng qua (14-10), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ về "tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới" cũng đã nhắc tới "những công trình thủy điện phá rừng rất lớn".

Thủ tướng: những công trình thủy điện nhỏ nhưng phá rừng rất lớn

TTO - Sáng 14-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định như vậy khi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ về "tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới".

Hơn hai mươi năm trước, lũ lụt bắt đầu có dấu hiệu khốc liệt. Theo tính toán của các nhà khoa học, lưu tốc dòng chảy ngày càng "hỗn", trước đây phải mất hàng chục giờ nước nguồn mới tràn về hạ lưu, nhưng khi rừng bị phá, thời gian đó chỉ còn lại vài giờ. 

Những vùng cư dân sống cạnh sông suối trên núi, tốc độ đó được tính bằng giây, không ai kịp trở tay. Ngay từ những năm ấy, câu chuyện báo động về thảm họa của lũ lụt đã được nhắc đến.

Khi đó, rừng chỉ mới bị phá với quy mô nhỏ của những cư dân trong cuộc mưu sinh. Khi đó, chưa có những chuyện nơi nơi làm thủy điện như mười mấy năm qua, không ít dự án chỉ chăm chăm khai thác gỗ mà nguồn lợi từ đó đôi khi lớn hơn cả số tiền đầu tư cho công trình thủy điện.

Khi đó, chúng ta cũng chưa thấy phong trào "biệt phủ", chưa có những sân vườn với cây rừng cổ thụ kỳ hoa dị thảo di thực về trồng. Và khi đó, làn sóng di dân tự do cũng chưa khủng khiếp như gần đây.

Còn bây giờ?

Chỉ rõ nguyên nhân thiên tai là do "phá rừng, xẻ đồi" và phải ngăn chặn được nó mới ngăn những thảm họa sẽ tái diễn. Bởi để có lại những cánh rừng ngăn lũ phải mất hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, trong khi mưa lũ thì năm nào cũng có.

"Chính phủ sẽ đóng tất cả các cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại cho mục đích khác, kể cả các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án liên quan an ninh, quốc phòng quan trọng. Từ nay các địa phương không được cấp phép, tận thu gỗ nữa nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương chuyển đổi rừng nghèo để phá rừng".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lệnh đóng cửa rừng của Thủ tướng được ban hành, nhưng những vụ phá rừng hàng chục, hàng trăm hecta vẫn diễn ra trong thời gian qua. Và thiên tai, như chúng ta chứng kiến, đang ngày một tàn khốc hơn.

Gần 100 người chết và mất tích chỉ trong mấy ngày mưa lũ vừa qua. Đừng để chuyện đau lòng này lại cứ diễn ra mỗi khi mưa về lũ đến!

Phá rừng làm thủy điện, hồ chứa nước... gây thiệt hại lớn 63 người chết, 35 người mất tích vì mưa lũ Báo Tuổi Trẻ tiếp nhận đóng góp cứu trợ đồng bào vùng lũ
LÊ ĐỨC DỤC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp