02/03/2021 09:30 GMT+7

Những 'camera chạy bằng cơm' phòng vệ biên giới Tây Nam

SƠN LÂM - NGỌC TÀI - BỬU ĐẤU
SƠN LÂM - NGỌC TÀI - BỬU ĐẤU

TTO - Việc một số người vượt biên trái phép từ Campuchia trở về bị nhiễm bệnh như xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp khiến các tỉnh có đường biên giới tiếp tục tìm nhiều cách quyết liệt để ngăn không để 'thủng' vành đai này.

Những camera chạy bằng cơm phòng vệ biên giới Tây Nam - Ảnh 1.

Lực lượng biên phòng chốt phòng chống dịch số 12, Đồn biên phòng Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang kiểm soát người và xe đến và ra khỏi khu vực biên giới trên quốc lộ 91C - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tôi nghĩ các tỉnh biên giới phải bắt tay siết chặt tuyến phòng thủ lại hết mới không có tình trạng vượt nhập biên trái phép. Vì thời gian qua An Giang siết thì những người nhập cảnh trái phép đi hướng khác. Tôi đề nghị nên chăng cả tuyến cùng chung sức siết chặt lại chứ nơi làm nghiêm, nơi không nghiêm sẽ khó.

Ông Lê Văn Phước (phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

Người dân vùng biên giới vẫn hay gọi đùa rằng lực lượng phòng vệ để không "thủng" biên giới chính là những "camera chạy bằng cơm". 

Ông Phạm Minh Đức - ngụ thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp - chia sẻ: "Giờ ai lạ mặt, thấy nghi nghi là được người dân đưa vào diện "theo dõi" liền. Còn số điện thoại các ngành chức năng như công an, y tế, chính quyền tụi tui đều có lưu hết, cần là điện báo ngay".

Ông Nguyễn Hữu Tiến - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp - cho hay ngoài các chỉ đạo phòng chống dịch của ngành y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông qua các nhóm Zalo với các hiệu trưởng cũng yêu cầu tuyên truyền đến giáo viên và học sinh lưu ý, phát hiện những trường hợp nhập cảnh "chui" thì báo ngay đến cơ quan y tế, công an, xã phường gần nhất. 

"Nhà các em ở dọc các tuyến biên giới, nên các em rất nhạy. Các em cũng đã kịp thời báo những việc cha mẹ của các em Việt kiều lén sang thăm con. Ngành cũng đã xử lý kịp thời, kết hợp tuyên truyền để phụ huynh nắm, qua lại biên giới phải chịu cách ly", ông Tiến dẫn chứng.

Nhiều người dân cũng hiểu rằng khi có tình trạng xâm nhập trái phép, mang mầm bệnh về nước, cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn. Trung tá Nguyễn Trọng Tình - đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An - nhìn nhận: "Nếu hên vượt qua được đường biên, thoát khỏi tầm nhìn của các chốt canh gác thì người lạ mặt vào bất cứ xóm nào cũng sẽ bị người dân nhận diện và báo ngay cho đồn".

Theo ông Tình, đối với những gia đình có người thân đang ở nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, không chỉ lực lượng biên phòng mà cả những người dân xung quanh cũng cùng vận động gia đình đó báo cho người thân đừng về. Hoặc về đột xuất thì luôn được người dân xung quanh cảnh giới, báo tin để người trở về bị cách ly ngay lập tức.

Ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh - cho biết Ban chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm cộng đồng người dân dọc biên giới, chủ khách sạn, nhà nghỉ để họ phối hợp, cung cấp thông tin khi có người xâm nhập trái phép như một phòng tuyến thứ 2 sau lực lượng biên phòng.

Ngoài ra, các tỉnh còn tổ chức dày thêm các tổ nhân dân tự quản, lập thêm các chốt trên các ngả đường trọng yếu phía bên trong nội địa để sẵn sàng phối hợp, kiểm tra, giám sát người và phương tiện đi vào từ hướng biên giới.

Còn đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh An Giang - khẳng định đã phối hợp, chia sẻ thông tin với các đơn vị của các tỉnh khác. "Cơ quan tham mưu Công an tỉnh An Giang đã liên hệ với công an các tỉnh phía Nam giáp biên giới Campuchia để thông tin liên hệ về các nhóm, đường dây đưa người nhập cảnh trái phép. Đặc biệt là thông tin liên quan tình hình dịch bệnh để phối kết hợp liên thông thông tin nhằm tham mưu ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố xử lý kịp thời" - đại tá Nơi cho biết.

Những camera chạy bằng cơm phòng vệ biên giới Tây Nam - Ảnh 3.

Đồ họa: TẤN ĐẠT

5 ca nhiễm về Kiên Giang từ Campuchia

Hôm qua 1-3, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 13 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 8 ca ở tỉnh Hải Dương, 5 ca từ Campuchia về tỉnh Kiên Giang qua cửa khẩu đường bộ. Đáng chú ý là 6 ca ở Hải Dương đã được cách ly tập trung cách đây 1 tháng.

Bác sĩ Cao Thành Nam - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang - cho biết 5 ca nhiễm COVID-19 mới xác nhận đều là người nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam vào ngày 25-2 và được cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, các bệnh nhân đã được đưa đến Trung tâm Y tế TP Hà Tiên để điều trị và theo dõi sức khỏe.

Theo thống kê, từ ngày 1-1 đến 28-2 có hơn 2.550 người nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Riêng ngày 24 đến 26-2 đã có trên 150 người nhập cảnh về Việt Nam.

L.ANH - K.NAM

An Giang thành lập các đội chuyên xử lý vi phạm phòng dịch COVID-19 An Giang thành lập các đội chuyên xử lý vi phạm phòng dịch COVID-19

TTO - Chiều 27-2, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp khẩn trực tuyến với lãnh đạo 11 huyện, thị, TP trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Campuchia và khả năng nhiều người Việt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

SƠN LÂM - NGỌC TÀI - BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp