Dưới cái nắng chói trang công việc vất vả đối với cả đàn ông trở nên khắc nghiệt với các cô |
Người trẻ nhất xấp xỉ tuổi 40, người già nhất nhóm đã ngoài 60 và thâm niên nghề từ 5 năm tới hơn 20 năm.
Có ngày công việc bắt đầu từ 5g sáng. Xe dồn dập, không đủ thời gian ăn sáng. Trưa về, người lựa chọn nấu mì gói ăn nhanh cho qua bữa, dành chút thời gian nghỉ ngơi; làm tới 7- 8g tối thì đêm ngủ chẳng yên giấc vì đau mỏi lưng, vai, đầu gối và các khớp... Những ảnh hưởng từ công việc lên sức khỏe không chỉ diễn ra âm thầm dài ngày mà còn ngay trước mắt. Đó là những sự cố có thể xảy ra trong khi bốc đá do sơ ý bị đá rơi xuống chân tay. Nhẹ thì xước da hay đỏ mắt vì bụi đá, nặng hơn thì việc điều trị mất thời gian và tốn chi phí bằng nhiều ngày công. Tùy lượng xe và tải trọng xe lớn nhỏ mà thu nhập dao động từ vài chục ngàn tới 500.000 đồng/ngày.
Mỗi người, mỗi hoàn cảnh riêng để đến với nghề. Có người là trụ cột lo chuyện mưu sinh của gia đình. Có người tiếp tục vì đã gắn bó lâu năm với nghề, kiếm tiền để tự nuôi bản thân và không làm phiền con cái. Cũng có người qua thời gian vươn lên làm chủ, thuê bãi chế biến đá.
Giáp tết, công việc thưa thớt dần, cả nhóm vẫn mải mê với cuộc mưu sinh để có thêm thu nhập trang trải tết. Trong những ngày này, cô Sợi tất bật vừa đi làm vừa tranh thủ hai lần/tuần đưa chú Chiến, chồng cô, lên Sài Gòn điều trị vì chứng u phổi ác tính hoành hành. Mong ước tết của cô chỉ đơn giản: “Mong chú mạnh khỏe là gia đình vui rồi!”.
Mồ hôi đua nhau nhỏ từng giọt trên khuôn mặt cô Đỗ Thị Sợi (57 tuổi). Cô có 26 năm làm nghề này |
Các cô làm việc từ sớm tinh mơ cho tới tối mịt mới được nghỉ |
Trung bình một ngày các cô vận chuyển cả trăm tấn đá lên xe |
Hai người phụ nữ rướn hết sức mình chuyển hòn đá to hơn cả người |
Những viên đá hộc trọng lượng lên tới vài chục ký, to nặng, ngay cả đối với sức người trẻ cũng khó mang vác nổi. Thi thoảng cánh tài xế lại hào hiệp giúp sức các cô trong những ca khó |
Đồ bảo hộ lao động chỉ đơn giản là găng tay vải và dép nhựa nên nhưng rủi ro trong công việc là khó tránh khỏi. Trong ảnh: Một người phụ nữ bị đá rơi giập ngón chân cái |
Quăng đá lên thùng xe cao. Công đoạn này tốn nhiều sức nhất của các cô |
Cô Nguyễn Thị Dung tranh thủ sửa xe đạp trước khi xe tải tới chở đá vào lúc 5g sáng. Các bãi đá cách xa nhau mà một ngày có khi các cô phải chạy qua chạy lại nhiều lần |
Trước hiên nhà, các cô chia sẻ câu chuyện vui về những đứa cháu đang ngày càng khôn lớn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận