Động viên. Ảnh: okchicas.com
Đây là kết quả nghiên cứu đăng tải ngày 7/1 trên ấn phẩm trực tuyến Ung thư, một tạp chí của Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Một nhóm các nhà khoa học từ Bệnh viện Nhi Boston/Trường Y khoa Havard tại Mỹ và bệnh viện - đại học Charite ở Đức đã nghiên cứu dữ liệu của khoảng 28% số người Mỹ bị ung thư từ giai đoạn 2000 đến 2014. Kết quả cho thấy trong số gần 4,672 triệu bệnh nhân ung thư tại Mỹ, 1.585 người đã tự tử trong vòng năm đầu sau khi phát hiện bệnh, cao gấp 2,5 lần so với dân số ung thư nói chung.
Nghiên cứu cũng cho thấy các bệnh nhân bị ung thư tụy và phổi đứng đầu danh sách có nguy cơ tự tử, trong khi tỉ lệ tự tử ở những bệnh nhân bị ung thư trực tràng có nguy cơ tăng đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu ghi nhận không có mức tăng đáng kể nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân ung thư vú và tiền liệt tuyến.
Theo ông Hesham Hamoda thuộc Bệnh viện Nhi Boston/Trường Y Harvard, đồng tác giả của nghiên cứu trên, việc cung cấp các dịch vụ chiếu chụp là rất quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn những vụ tự tử có thể xảy ra và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho những người dễ bị tổn thương, nhất là trong vòng 6 tháng đầu sau khi phát hiện bệnh.
Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ thực tế: Đôi khi chính ung thư không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của người bệnh mà chính là hành động tự tử của họ do không chịu được trầm cảm trong quá trình chống chọi với bệnh tật./.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận