Còn bạn thì sao? Hãy gửi câu chuyện có thật của chính bạn về tham gia diễn đàn của Tuổi Trẻ Online.
Phóng to |
Ảnh minh họa: Internet |
Thầy trù dập
Tôi nhớ cách đây vài năm có một lớp học ĐH Luật tại chức ở một tỉnh phía Nam, thầy giáo ở một trường ĐH Hà Nội tham gia giảng dạy. Khi thầy còn ở HN học viên có điện thoại hẹn khi thầy vào dạy sẽ rủ thầy đi nhậu nhưng đến khi thầy vào, người đó quên (hay do đi công tác không dự học), không rủ thầy nên thầy để bụng.
Đến một hôm lại cũng chính người này điện thoại cho thầy, vừa nghe điện thoại thầy đã chửi bới um xùm toàn dùng những ngôn từ mà người thầy không được phép dùng và còn không quên nhắc lại cuộc điện thoại trước đây, thế rồi kết quả thi môn đó như thế nào thì các bạn đã hiểu rồi...
(lananhkim1958@...)
Ở đâu cũng có
Tôi đã từng học một lớp tại chức Đại học báo chí và cũng gặp phải tình trạng như thế. Tuy nhiên, chỉ học được chưa hết học kỳ, tôi đã nghỉ học vì "không thể chống cự nổi" và cũng không đủ tiền để đóng. Tôi làm báo, nhưng "xuất thân" là sinh viên Ngữ văn.
Khoảng 2 năm trước, Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh có thông báo mở lớp Đại học báo chí, phối hợp với một đại học ở địa phương khác. Tôi cùng rất nhiều đồng nghiệp đang làm việc có liên quan đến báo chí đổ xô đi đăng ký học.
Vào học, ngoài khoản tiền học phí chúng tôi còn phải tiếp lo cả vé máy bay, rồi tiền bồi dưỡng cho thầy cô sau mỗi tiết dạy... chưa kể tiền ăn nhậu. Mỗi đợt nhập học, mỗi học viên phải đóng vài trăm ngàn tiền quỹ... Tôi thấy cũng không ai phản ứng gì cứ ùn ùn đóng khoản quỹ đen ấy mặc dù tất cả học viên đều là công chức nhà nước. Hình như với mọi người đây là việc tất nhiên hoặc "xã hội bây giờ là vậy". Thật không hiểu nổi giáo dục kiểu gì, đạo đức giảng viên tới đâu... Mà hầu như lớp tại chức, từ xa nào cũng có tình trạng ấy... có từ lâu lắm rồi. Cũng không thấy ai kêu, không nghe ai xử...
Cứ như thế, trình độ công chức sẽ "nâng" xuống tới mức nào.
(huynhngoc10@...)
Đúng bản chất
Bài viết đã phản ánh đúng thực chất việc dạy và học không chỉ ở hệ tại chức mà còn ở bậc học khác như học sau đại học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Thậm chí ở những khóa học bồi dưỡng ngắn hạn cũng có tình trạng này. Đúng là thời buổi bây giờ đi học cao... phải thế!!!
(dinhkhanhminhthu@...)
Tại chức là kiếm tiền?!
Thật sự của bài viết này không hư cấu hay bịa thêm đâu. Vì thông thường các "lò" đào tạo hình thức tại chức là để kiếm tiền, chất lượng đào tạo thế nào cũng được. Hình ảnh người thầy dạy tại chức có thể khác với người thầy dạy chính quy rồi! Kinh khủng lắm hệ tại chức ơi!
(Văn Hải Yến)
An nguy khi thầy giáo không được kính trọng
Hình thức đào tạo tại chức là một trong những hình thức giúp nhiều người có cơ hội để nâng cao kiến thức cho bản thân để làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những người có nhu cầu học để nâng cao năng lực thực sự thì không ít người đi học tại chức chỉ để có tấm bằng để được nâng lương, để được thăng quan tiến chức.
Từ đó dẫn đến chuyện phong bì gõ cửa lớp học. Nhưng nếu các thầy cô kiên quyết không nhận phong bì thì môi trường giáo dục sẽ trong sáng biết bao. Từ chỗ biếu phong bì các thầy để được thi đậu dẫn đến sự không còn kính trọng thầy nữa. Khi thầy giáo không còn được kính trọng nữa thì xã hội này sẽ ra sao? Có lẽ những nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của nước nhà rất rất là buồn.
(Trần Quang Triều)
Hiện tượng đang phổ biến
Bài viết ở trên rất thực tế, đang phổ biến hiện nay. Các lớp học hệ tại chức, từ xa... (Hệ vừa học vừa làm), về kiến thức của học viên tiếp thu mức độ nào không biết nhưng tiền thì "tốn" rất nhiều. Tình trạng như vậy gọi là đào tạo để "kinh doanh", người học là nhà "đầu tư" để kiếm điểm, kiếm bằng cấp. Nhà nước cần có biện pháp để hạn chế vấn đề này.
(X.D)
TTO tổng hợp
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận