18/09/2024 09:08 GMT+7

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam tăng mạnh, gấp 3 lần vào 2030

Ngành điện lực được dự đoán tiếp tục tiêu thụ khí đốt lớn nhất với 14% sản lượng điện dự kiến được cung cấp từ khí đốt vào năm 2030, chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng.

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam tăng mạnh, gấp 3 lần vào 2030 - Ảnh 2.

Một trạm nạp LNG tại Việt Nam - Ảnh tư liệu

Nghiên cứu mới đây của Wood Mackenzie - nhà cung cấp dữ liệu, phân tích và tư vấn toàn cầu trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên - cho thấy Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu về khí đốt.

Nhu cầu khí đốt không ngừng tăng

Từ mức tiêu thụ hiện tại, nhu cầu khí đốt của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trung bình 12% mỗi năm và đạt mức gấp ba lần vào giữa những năm 2030.

Trong bối cảnh nhu cầu khí đốt gia tăng mạnh mẽ, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong sản lượng nội địa. Các mỏ khí hiện tại - chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ - đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung nội địa giảm 25% trong 5 năm qua.

Báo cáo của Wood Mackenzie dự báo nhu cầu khí đốt của Việt Nam không chỉ tăng mạnh vào những năm 2030, mà sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn đến năm 2050. Ngành điện lực được dự đoán sẽ tiếp tục là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất với 14% sản lượng điện dự kiến được cung cấp từ khí đốt vào năm 2030, chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng.

Đến năm 2050, ngành điện lực vẫn là nguồn tiêu thụ khí đốt lớn nhất để duy trì cung cấp điện ổn định cho cả nước. Điều này khẳng định vai trò thiết yếu của khí đốt trong cơ cấu năng lượng quốc gia.

Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp và phân bón cũng đóng góp lớn vào nhu cầu khí đốt tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh các ngành này không ngừng mở rộng.

LNG sẽ trở thành nhiên liệu chính

Ông Joshua Ngu, phó chủ tịch Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie, bình luận: “Việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần.

Khi sản lượng điện từ than bị hạn chế trong thời gian tới và năng lượng tái tạo gặp phải những thách thức như hiệu suất gián đoạn và hạn chế về lưới điện, khí đốt và LNG sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính để đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững”.

Theo các chuyên gia của Wood Mackenzie, sự chuyển dịch sang sử dụng LNG không chỉ giúp duy trì sự ổn định cho hệ thống điện quốc gia, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho Việt Nam.

Mặc dù nhu cầu tăng cao, Việt Nam hiện chỉ tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, điều này gây ra rủi ro về biến động giá và thiếu hụt nguồn cung.

“Việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5-2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030”, bà Yulin Li - chuyên gia nghiên cứu về khí đốt và LNG tại Wood Mackenzie, cho biết.

Tuy nhiên, bà cũng cho rằng để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng.

“Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn”, bà Li nhấn mạnh.

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam tăng mạnh, gấp 3 lần vào 2030 - Ảnh 1.Đề xuất đưa 2 nhà máy nhiệt điện LNG Long An vào danh mục dự án nguồn điện trọng điểm

Danh mục dự án nguồn điện quan trọng, trọng điểm quốc gia mà Bộ Công Thương dự thảo chưa có hai nhà máy nhiệt điện LNG Long An. Tỉnh đề xuất đưa dự án vào danh mục này để có thể kịp thời tháo gỡ những vướng mắc vượt quá thẩm quyền.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp