22/07/2020 07:36 GMT+7

Nhóm 'Tứ giác kim cương' tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Sau cuộc tập trận ở Biển Đông, hai tàu sân bay Mỹ chia thành hai hướng để phối hợp tập trận với Úc, Nhật Bản và Ấn Độ - những nước nằm trong ý tưởng 'Tứ giác kim cương' kềm tỏa Trung Quốc.

Nhóm Tứ giác kim cương tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc - Ảnh 1.

Tàu chiến cùng máy bay quân sự của Mỹ, Úc và Nhật Bản diễn tập, xếp đội hình trên biển Philippines ngày 21-7- Ảnh: Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản

Hải quân Mỹ ngày 21-7 xác nhận nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz đang tiến hành diễn tập trên cả Ấn Độ Dương và biển Philippines cùng các tàu chiến của Ấn Độ, Úc và Nhật Bản.

Sau khi rời Biển Đông, USS Nimitz đã tiến về phía tây, băng qua vùng biển gần Singapore hồi cuối tuần trước và tiến hành tập trận bắn đạn thật với hải quân Ấn Độ. 

Thông cáo của hải quân Mỹ cho biết nhóm tàu sân bay Mỹ đã diễn tập di chuyển theo đội hình với 4 tàu chiến Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, dựa trên hình ảnh được Mỹ công bố, có thể thấy có cả hoạt động bắn đạn thật trong thời gian diễn tập.

Một số nhà quan sát quân sự và phân tích nguồn tình báo mở cho biết dựa trên hướng di chuyển của các tàu chiến, vị trí cuộc tập trận Mỹ - Ấn có thể nằm trên vùng biển giữa quần đảo Nicobar của Ấn Độ và đảo Sumatra của Indonesia.

Nhóm Tứ giác kim cương tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc - Ảnh 2.

Hai tàu hộ vệ tên lửa của Ấn Độ, trong đó có tàu INS Sahyadri di chuyển song song với tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ trên Ấn Độ Dương ngày 20-7 - Ảnh: US NAVY

Đây là vùng biển chiến lược, nằm án ngữ tuyến đường tiến vào eo biển Malacca - cửa ngõ tiến vào Biển Đông từ phía tây. Chuẩn đô đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm tàu Nimitz, tiết lộ diễn tập phòng không nằm trong các hoạt động diễn tập nhằm tăng cường khả năng phối hợp với Ấn Độ.

Nhà phân tích Derek Grossman (Mỹ) khẳng định với tạp chí Nikkei Asian Review rằng đối tượng mà Mỹ và Ấn Độ hướng tới khi tập trận tại khu vực trên là Trung Quốc. 

"Rõ ràng là vậy, vì chẳng lẽ tập trận phòng không để chống cướp biển hay khủng bố trong khu vực?", ông Grossman lập luận.

Trong lúc đó, tại biển Philippines, nhóm tàu sân bay Ronald Reagan đã có màn phô diễn sức mạnh cùng với tàu chiến Úc và Nhật Bản. Phía Úc đã cử 5 tàu chiến, trong đó có tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra diễn tập cùng với 3 tuần dương hạm và khu trục hạm của Mỹ, Nhật Bản.

Theo thông cáo ngày 21-7 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), trước khi tiến ra biển Philippines, tàu khu trục JS Teruzuki của lực lượng này đã diễn tập chung với nhóm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông. 

Nhóm Tứ giác kim cương tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc - Ảnh 3.

Khu trục hạm JS Teruzuki của Nhật Bản dẫn đầu đội hình tàu sân bay USS Ronald Reagan trên biển Philippines ngày 20-7 - Ảnh: US NAVY

"Chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động huấn luyện và diễn tập chung với các quốc gia khác, ngay cả trong đại dịch COVID-19 để hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở", JMSDF nhấn mạnh trong thông cáo.

Được biết đây là diễn tập hải quân đa phương đầu tiên trong năm nay của Nhật Bản. Các tàu huấn luyện của JMSDF hồi tháng 5 đã tiến hành huấn luyện chung với tàu chiến Mỹ trên Biển Đông.

Như vậy, cả bốn nước thuộc sáng kiến Tứ giác kim cương đều đang phô trương sức mạnh gần khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc đưa ra các yêu sách phi pháp. Bắc Kinh đã luôn phản đối "Tứ giác kim cương" và cho rằng đây là một tập hợp các nước chống lại mình.

Giới phân tích đang trông chờ một cuộc tập trận 4 bên gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc vào cuối năm nay. Một số thông tin cho hay Ấn Độ sẽ mời Úc tham gia tập trận hải quân Malabar cùng hai nước đã liên tục góp mặt là Mỹ và Nhật Bản. 

Căng thẳng với Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ và Úc xích lại gần nhau trong thời gian gần đây, đánh dấu bằng các thỏa thuận hồi tháng 6 cho phép hai bên sử dụng các căn cứ quân sự của nhau.

Nhóm Tứ giác kim cương tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc - Ảnh 4.

Nhóm tàu chiến Mỹ, Úc và Nhật Bản diễn tập trên biển Philippines ngày 21-7 - Ảnh: US NAVY

Nhóm Tứ giác kim cương tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc - Ảnh 5.

Tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik của Ấn Độ diễn tập với trực thăng của hải quân Mỹ trên Ấn Độ Dương. Có thể thấy tàu thương mại di chuyển đằng xa - Ảnh: US NAVY

Nhóm Tứ giác kim cương tập trận trên biển, gởi thông điệp cứng tới Trung Quốc - Ảnh 6.

Pháo hạm trên tàu chiến Mỹ khai hỏa trong tập trận chung với Ấn Độ - Ảnh: US NAVY

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

TTO - Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp